Được biết, hiện tỉnh Đồng Tháp có 9.200 ha xoài, là địa phương có diện tích xoài lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng hàng năm đạt gần 100.000 tấn. Ngành hàng xoài được chọn là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp với mục tiêu đến năm 2020 trở thành ngành hàng trái cây xuất khẩu có tính ổn định, bền vững.
Đồng Tháp cũng đã đưa ra chiến lược để đưa trái xoài xuất ngoại. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp cho biết, việc trồng xoài rải vụ đã khắc phục được tình trạng rớt giá do sản lượng tập trung vào một thời điểm, giúp nhà vườn thu nhập cao hơn. Ngoài ra, tỉnh còn đầu tư dây chuyền tuyển lựa xoài gắn với nhận diện, truy xuất nguồn gốc thông qua mã vạch; thành lập 2 hợp tác xã, 29 tổ hợp tác sản xuất xoài liên kết đảm bảo có đầu ra; hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác các chứng nhận trồng xoài theo VietGAP. Xoài ở Đồng Tháp cũng đã xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), New Zealand với giá cao hơn xoài bình thường từ 3.000 đến 5.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Thành Tài, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết, hiện các giống xoài được trồng nhiều trên địa bàn tỉnh là xoài cát Hòa Lộc chiếm khoảng 20%, xoài cát Chu chiếm 70% diện tích trồng xoài trong toàn tỉnh.
Hiện nông dân trồng xoài trong tỉnh có ý thức liên kết, áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Hầu hết các sản phẩm xoài được nhà vườn tiêu thụ qua thương lái hoặc vựa, chiếm hơn 80%. Đặc biệt, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp chứng nhận nhãn hiệu “Xoài Cát Chu Cao Lãnh và Xoài Cao Lãnh” và việc xây dựng mã số vùng trồng cũng được quan tâm thực hiện, góp phần quan trọng giúp nông dân xuất khẩu loại trái cây này.
Tỉnh Đồng Tháp cũng đã tích cực hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác chứng nhận GAP đủ điều kiện xuất khẩu xoài sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Newzealand, Trung Quốc, Nga thông qua các doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đặc biệt, tỉnh Đồng Tháp còn đưa ra đề án Liên kết phát triển bền vững Tiểu vùng Đồng Tháp Mười gồm 3 tỉnh: Đồng Tháp, Tiền Giang và Long An giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2030. Riêng lĩnh vực liên kết vùng để phát triển chuỗi giá trị nông sản đặc trưng Đồng Tháp Mười và trái xoài được định hướng sản phẩm có giá trị và thương hiệu ở thị trường trong nước và quốc tế với hai sản phẩm Cát Chu và Cát Hòa Lộc trên địa bàn 2 tỉnh Đồng Tháp hơn 6.000 ha và Tiền Giang hơn 3.900 ha, chiếm khoảng 25% diện tích xoài Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong Đề án này, Đồng Tháp và Tiền Giang đóng vai trò cung ứng đầu vào, sản xuất và chế biến, trong khi Long An có ưu thế về hậu cần logistics phục vụ thị trường TP. Hồ Chí Minh, miền Đông Nam Bộ và xuất khẩu./..
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã