Học tập đạo đức HCM

4 công nghệ làm thay đổi nông nghiệp thế giới và Việt Nam

Thứ hai - 04/12/2017 09:39
Điện toán đám mây, internet vạn vật và Big Data, trí tuệ nhân tạo là 4 công nghệ đang nâng nền nông nghiệp Việt Nam lên một tầm cao mới.
4 c&rgb(2, 4, 4);ng nghệ l&rgb(2, 2, 4);m thay đổi n&rgb(2, 4, 4);ng nghiệp thế giới v&rgb(2, 2, 4); Việt Nam
 
 

Dùng một chiếc smarphone chụp lá cây, hay một chùm trái cây là có thể biết lá đó đang bị bệnh gì, trái cây đó đã đến lúc thu hoạch chưa… Những việc này, trước kia và cho đến ngay cả bây giờ, người làm nông nghiệp thường nhìn và phỏng đoán theo kinh nghiệp. Nhưng nhờ những ứng dụng của công nghệ 4.0, người nông dân có thể biết chính xác cây đó bị bệnh gì và trái cây đã tới thời điểm thu hoạch hay chưa.

Trong sự kiện mới đây tại TP HCM, ông Nguyễn Khắc Minh Trí, CEO MimosaTek cho biết, đó là xu hướng dùng trí tuệ nhân tạo để nhận diện hình ảnh, và đây một trong bốn xu hướng công nghệ 4.0 tác động đến nông nghiệp.

Ba xu hướng công nghệ còn lại cũng đang làm thay đổi nông nghiệp Việt Nam và thế giới, đó là: điện toán đám mây, internet vạn vật và Big Data.

4 xu hướng công nghệ làm thay đổi nông nghiệp

Điện toán đám mây

Với những thiết bị được truy cập mọi lúc mọi nơi, mọi người có thể đưa lên trên đám mây tất cả những dữ liệu.

Như một máy tưới nước hoặc bón phân hiện nay có thể gởi trực tiếp dữ liệu lên một sever nào đó. Và người nông dân chỉ cần một thiết bị là có thể điều kiển máy này mọi lúc mọi nơi.

Ở MimosaTek người nông dân chỉ cần một thiết bị đầu cuối và một tài khoản là có thể dùng được, việc này giúp người nông dân không cần phải mua sever, và không phải lo lắng về việc duy trì, bảo hành, vận hành...

“Cái lợi của nó là khi có một vấn đề gì cần cập nhật thì chỉ cần đưa lên đám mây là tất cả mọi người đều có thể cập nhật, chứ không cần đi xuống từng nơi nữa”, ông Trí cho biết.

Internet vạn vật (IoT)

Đó là việc đặt một cảm biến vào đất hay vật gì đó để số hóa những dự liệu. Và những dữ liệu từ những cảm biến này bao giờ cũng tin cậy hơn dữ liệu từ con người.

Theo ông Trí, bài toán này cho phép ta tiết kiệm được nước, phân…

Trong IoT, dữ liệu được gửi liên tục, đây là vấn đề rất có ích cho trí tuệ nhân tạo sau này, làm cơ sở để có thể tiên đoán được xu hướng những gì xảy ra.

 

 

 

Big data

Đây là vấn đề được đề cập nhiều hiện nay, ông Trí cho biết.

Với MimosaTek, dữ liệu từ cảm biến được đưa, lên tập hợp thành những dữ liệu lớn giúp người nông dân biết ngày hôm nay, cây cần tưới bao nhiêu nước, phân...

Trí tuệ nhân tạo

Trong lĩnh vực nông nghiệp, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng để nhận diện nhiều về hình ảnh.

Như câu chuyện về chiếc lá và trái cây được đề cập đầu tiên, chụp hình là bước thứ nhất, sau đó, hệ thống sẽ phân tích sự khác thường trong danh sách dữ liệu để biết khác thường này là gì.

Ông Trí nói, qua một loại các bệnh của cây đó mà dữ liệu đưa ra, hệ thống trí tuệ nhân tạo nhận diện được đó là bệnh gì, như thế phương án chữa sẽ tốt hơn, đúng hơn.

Trí tuệ nhân tạo ứng dụng trong nông nghiệp cũng làm được nhiều việc khác, như có thể nhận diện được có bao nhiêu gốc cây bón phân, tưới nước, gốc nào chưa…

Trí tuệ nhân tạo hiện nay còn được nhận dạng bằng âm thanh.

Người ta đã dùng trí tuệ nhân tạo để nghe tiếng con tôm giống ăn, nghe tiếng này có thể biết được khả năng ăn của tôm nó như thế nào, có bị bệnh gì không, từ đó máy sẽ đưa lượng thức ăn phù hợp cho tôm. Nếu không sẽ lãng phí thức ăn và gây ô nhiễm môi trường khi thức ăn được đưa xuống nhiều.

Dù dưới ao nuôi tôm có không ít những âm thanh tạp khác nhưng sóng âm thanh sẽ phải lọc, phân tích… và công nghệ này hiện nay đang bán trên thị trường.

Bốn xu hướng trên, theo ông Nguyễn Khắc Minh Trí thì big data là quan trọng nhất, vì như trí tuệ nhân tạo mà không có dữ liệu trước đó thì cũng không làm được, nên việc số hóa dữ liệu là rất quan trọng.

Thế Trần

Theo Trí Thức Trẻ


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập104
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại277,264
  • Tổng lượt truy cập92,654,928
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây