Học tập đạo đức HCM

9 tháng đầu năm: Nông, lâm, thủy sản tăng trưởng vượt kế hoạch

Thứ năm - 27/09/2018 20:41
So với mức tăng trưởng của 9 tháng đầu năm 2017 (2,78% về GDP và 2,92% về giá trị SX), 3 quý đầu năm 2018, nông, lâm, thủy sản đã có mức tăng cao...

Theo số liệu sơ bộ của Bộ NN-PTNT, 9 tháng đầu năm 2018, giá trị SX nông, lâm, thủy sản ước tăng 3,81 – 3,82%; GDP nông, lâm, thủy sản dự báo ước tăng khoảng 3,5 – 3,6% so với cùng kỳ năm 2017, vượt so với mục tiêu tăng trưởng 9 tháng đầu năm đề ra về giá trị SX tăng 3,36%, GDP tăng 3,01%.

18-19-25_16-32-47_nh_2_-_xut_khu_c_tr_o_dbscl
Tranh thủ thời cơ, thủy sản tiếp tục là “trụ đỡ” cho toàn ngành nông nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2018

So với mức tăng trưởng của 9 tháng đầu năm 2017 (2,78% về GDP và 2,92% về giá trị SX), 3 quý đầu năm 2018, nông, lâm, thủy sản đã có mức tăng cao so trong nhiều năm trở lại đây cả về giá trị SX và GDP. Cụ thể trong mức tăng chung trên 3,8% về giá trị SX, lĩnh vực nông nghiệp tăng 2,81% (trồng trọt tăng 3,0%, chăn nuôi tăng 2,41%); lâm nghiệp tăng 6% và cao nhất là thủy sản với mức tăng 6,46%.  

Thủy sản chớp thời cơ

Với mức tăng 6,46% về giá trị SX, 9 tháng đầu năm 2018, thủy sản tiếp tục tạo được bước đi vững chắc cả về khai thác và nuôi trồng, đóng góp chủ chốt vào mức tăng trưởng toàn ngành.

Cụ thể, dịch vụ hậu cần nghề biển phát triển mạnh, cùng với lượng cá nổi ở vụ cá nam và vụ cá bắc xuất hiện tương đối dày đặc giúp lũy kế 9 tháng đầu năm, sản lượng khai thác ước đạt xấp xỉ 2,58 triệu tấn, tăng 5,1% so với 9 tháng 2017. Nuôi trồng thủy sản 9 đầu năm ước đạt 2,93 triệu tấn, tăng 6,6% so với cùng kỳ. Trong đó, các đối tượng nuôi chính như cá tra sản lượng nuôi tại các tỉnh ĐBSCL 9 tháng ước đạt 992,7 nghìn tấn, tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước (một số tỉnh đạt sản lượng lớn gồm Đồng Tháp sản lượng đạt 319,9 nghìn tấn, tăng 4,5%; An Giang đạt 261,9 nghìn tấn, tăng 22,3%; Bến Tre: đạt 157 nghìn tấn, tăng 12,5% so với cùng kỳ). Tôm nước lợ cũng tiếp tục tăng mạnh, với sản lượng cả nước ước đạt 516,5 nghìn tấn, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước (trong đó tôm sú ước đạt 211,5 nghìn tấn, tôm thẻ chân trắng ước đạt 305 nghìn tấn). Riêng ĐBSCL, sản lượng tôm sú ước đạt 201 nghìn tấn, tăng 5,8%; tôm thẻ ước đạt 237,9 nghìn tấn, tăng 9,9%.

Cùng với sự ổn định về nguồn nguyên liệu trong nước, XK thủy sản tiếp tục giữ được đà tăng trưởng với tổng kim ngạch ước đạt 6,395 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ, trong đó: cá tra ước đạt 1,61 tỷ USD, tăng 24,6%; tôm các loại ước đạt 2,62 tỷ USD, giảm 4,5%.

Chế biến cá tra XK (Ảnh: Lê Hoàng Vũ)

Ông Nguyễn Ngọc Oai, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đánh giá: 8 tháng đầu năm 2018, việc EU áp ”thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam đã phần nào gây nhiều khó khăn cho hoạt động XK. Tuy nhiên từ đầu tháng 9/2018 đến nay, hoạt động XK thủy sản đã bất ngờ tăng trưởng mạnh trở lại nhờ việc Hoa Kỳ giảm thuế NK cho nhiều DN trong ngành tôm và cá tra của Việt Nam. Bên cạnh đó, XK cá tra sang các thị trường tiềm năng mới như Trung Quốc, các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Nga, Đan Mạch... cũng tăng rất mạnh.

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, thủy sản sẽ tiếp tục là ngành hàng có nhiều triển vọng từ nay đến cuối năm 2018 cũng như thời gian tới.

Về các nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đặc biệt lưu ý: Hiện nay, lũ tại ĐBSCL về sớm hơn mọi năm và đang có những diễn biến bất thường, khó dự báo. Nếu tình hình lũ lớn kéo dài, có thể gây những thiệt hại khó lường về người và tài sản, đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng tới SX lúa và thủy sản từ nay đến cuối năm 2018 – đầu năm 2019. Vì vậy, công tác theo dõi, dự báo báo lũ tại ĐBSCL sẽ có tính chất hết sức quan trọng trong thời gian tới.

Vì vậy trong các tháng cuối năm, Bộ NN-PTNT cùng với các địa phương, nhất là ĐBSCL sẽ có các giải pháp chỉ đạo kịp thời nhằm tận dụng các thời cơ của ngành thủy sản, đảm bảo không xẩy ra việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu chế biến XK từ nay đến cuối năm và đầu năm 2019.  

Nhiều mặt hàng chủ lực tăng trưởng mạnh

Không chỉ thủy sản, 9 tháng đầu năm 2018, nhiều mặt hàng nông, lâm sản của Việt Nam tiếp tục có đà tăng trưởng ấn tượng.

Cụ thể, tổng kim ngạch XK toàn ngành 9 tháng ước đạt 29,54 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2017, bằng 73% kế hoạch cả năm 2018 và vượt 1,3% so với mục tiêu đề ra. Trong đó, giá trị XK nhóm hàng nông sản chính ước đạt 15,16 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2017.

Một số mặt hàng có giá trị XK tăng cao so với cùng kỳ năm 2017 như: Gạo đạt 2,5 tỷ USD (+23,2%); rau quả đạt 3,07 tỷ USD (tăng 17,1%); sản phẩm từ cao su đạt 523 triệu USD (tăng 21,1%).

XK lâm sản chính 9 tháng đầu năm 2018 giữ được mức tăng cao, ước đạt 6,757 tỷ USD, tăng 15,8% (trong đó gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 6,41 tỷ USD, tăng 15%; sản phẩm mây, tre, cói ước đạt 248 triệu USD, tăng 27,7%). Chăn nuôi cũng là mặt hàng bắt đầu gia nhập đáng kể vào XK, với 405 triệu USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ…

18-19-25_14-48-29_nh204
9 tháng đầu năm, lúa gạo là ngành gặt hái nhiều thắng lợi cả về SX lẫn XK

Ở chiều ngược lại, một số nhóm mặt hàng giảm giá trị XK là: cà phê và hạt điều mặc dù có khối lượng XK tăng lần lượt là +20% và +6,8%, nhưng do giá XK giảm mạnh nên kim ngạch XK của 2 mặt hàng này chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ. Các mặt hàng cao su, hồ tiêu tăng về khối lượng nhưng giảm về giá trị. XK cao su đạt 1.055 nghìn tấn, tăng 11% nhưng giá trị ước đạt 1,45 tỷ USD, giảm 10%. XK hồ tiêu đạt 195 nghìn tấn, tăng 8%, nhưng giá trị ước đạt 641 triệu USD, giảm 33,6%. Riêng chè giảm cả khối lượng và giá trị XK (khối lượng: 92 nghìn tấn, giảm 10%; giá trị đạt 152 triệu USD, giảm 7,1%).

Tính đến hết tháng 9/2018, cả nước đã gieo cấy được trên 7,2 triệu ha lúa, giảm 160 nghìn ha so với cùng kỳ, trong đó đã thu hoạch trên 5,1 triệu ha. Mặc dù diện tích gieo cấy giảm, tuy nhiên năng suất bình quân cả nước ước đạt 61,6 tạ/ha, tăng khoảng 2,7 tạ/ha. Vì vậy, tổng sản lượng lúa cả nước đến thời điểm này vẫn ước đạt 31,7 triệu tấn, tăng 1,2 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, riêng vụ ĐX, năng suất ước đạt 66,4 tạ/ha, tăng 4,1 tạ/ha, sản lượng lúa ước đạt 20,6 triệu tấn, tăng 1,2 triệu tấn (5,8%) so với vụ ĐX năm trước.

Tác giả bài viết: QUỲNH TRANG

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập248
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm244
  • Hôm nay46,643
  • Tháng hiện tại1,000,990
  • Tổng lượt truy cập92,174,719
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây