Quang cảnh hội thảo |
Tại diễn đàn, các đại biểu được nghe đại diện Cục Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, một số viện, trường trình bày khái quát về tình hình SX và định hướng phát triển ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam, tình hình sử dụng phụ phẩm trong nông nghiệp, các tiến bộ kỹ thuật mới xử lý phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi...
Bên cạnh đó, các đại biểu được giới thiệu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng các mô hình nuôi bò vỗ béo, bò thịt, nuôi dê sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn đạt hiệu quả cao.
Trong thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là thức ăn cho gia súc thì phụ phẩm nông nghiệp là nguồn thức ăn không thể thiếu. Đó là những sản phẩm phụ thu từ cây trồng có tỷ lệ sinh khối lớn, nghèo chất dinh dưỡng, hàm lượng xơ cao, tỷ lệ tiêu hóa thấp khi dùng làm thức ăn chăn nuôi. Ở ta khả năng nhập khẩu nguyên liệu thức ăn còn hạn chế thì việc tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc là vấn đề mang tính chiến lược để góp phần hạ giá thành sản phẩm, phát triển chăn nuôi bền vững và bảo vệ môi trường.
Theo ông Nguyễn Thanh Bình (Cục chăn nuôi), nguồn phụ phẩm nông nghiệp ở ĐBSCL là rất lớn, nhưng sử dụng trong chăn nuôi trâu, bò, dê còn khiêm tốn và chủ yếu ở dưới dạng tươi, chưa được chế biến để tạo thành nguồn thức ăn dự trữ, có giá trị dinh dưỡng. Nếu nông hộ thực hiện các biện pháp chế biến, dự trữ sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu thức ăn thô cho gia súc vào mùa mưa.
Việc tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc góp phần hạ giá thành sản phẩm |
Tại diễn đàn đại biểu tham dự cũng đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan về kỹ thuật phối trộn thức ăn, các phương pháp xử lý phụ phẩm nông nghiệp như rơm, thân cay ngô, cám gạo, thân cây chuối, xác cây sắn, hèm bia, bã rượu, làm thức ăn chăn nuôi. Trong đó, nhiều vấn đề được các đại biểu quan tâm như: giải pháp sử dụng rơm cuộn với urê trong túi nilon dưới dạng cuộn làm thức ăn cho trâu bò, ủ rơm tưới với urê theo phương pháp đóng bánh làm thức an cho gia súc, sử dụng thức ăn ủ lên men trong chăn nuôi bò sữa và nuôi bò vỗ béo…
Bà Hà Thúy Hạnh, Phó GĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, nước ta hiện có 5,65 triệu con bò, 2,49 triệu con trâu và 2,72 triệu con dê, cừu. Đến năm 2020 con số này là 5,84 triệu con bò, 2,62 triệu con trâu và 4,01 triệu con dê, cừu. Số lượng gia súc đó vẫn chưa tương xứng với nguồn thức ăn sẵn có và nếu những nguồn thức ăn này được sử dụng tốt thì có thể tăng số đầu gia súc lên trong khi vẫn đảm bảo hạn chế được việc sử dụng thức ăn nhập khẩu.
Theo bà Hạnh, diễn đàn giúp người chăn nuôi gia súc cập nhật được các chủ trương, chính sách của Bộ NN-PTNT và cập nhật các ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trong SX nhằm xử lý phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi góp phần nâng cao năng suất, tăng thu nhập.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;