Học tập đạo đức HCM

Liên kết sản xuất trong nông nghiệp – nhìn từ phía doanh nghiệp

Thứ sáu - 28/09/2018 21:27
Liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp và người nông dân đang là xu thế phát triển trong sản xuất nông nghiệp.

Khu ươm giống ớt của Công ty TNHH Anh Thôi. 

Đối với người nông dân, việc liên kết sản xuất giúp họ không cần lo chi phí đầu tư trong quá trình sản xuất, đầu ra cho sản phẩm được bảo đảm, lợi ích và thu nhập được ổn định. Đối với doanh nghiệp, việc liên kết giúp đơn vị có được nguồn hàng, nguyên liệu ổn định, bảo đảm chất lượng để phục vụ việc kinh doanh, chế biến. Sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất nông nghiệp giữa nông dân và doanh nghiệp còn giúp cho nền nông nghiệp bảo đảm được hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất, phát triền bền vững.

Năm 2015, Công ty CP dịch vụ nông nghiệp Happy Farm Việt Nam bắt đầu ký hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với nhiều hộ dân của các xã Quảng Phú, Xuân Thành, Xuân Thắng, Xuân Tân, Xuân Vinh, huyện Thọ Xuân để chăn nuôi gà lông màu hướng thịt. Theo đó, người dân chịu trách nhiệm xây dựng chuồng trại, lắp đặt thiết bị theo thiết kế của công ty, còn công ty cung ứng con giống, thức ăn, các loại vắc-xin và thuốc phòng, trị các loại dịch bệnh. Ngoài ra, công ty còn cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên, định kỳ đến tận chuồng trại của các hộ dân để kiểm tra, đánh giá sự phát triển của con nuôi. Đến kỳ xuất bán công ty sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm cho các hộ dân theo giá thị trường. Tuy nhiên, để bảo đảm được lợi ích cho người dân, công ty cam kết trong hợp đồng, nếu giá cao sẽ thu mua theo thị trường, còn nếu trong trường hợp giá xuống thấp công ty sẽ thực hiện thu mua với mức giá thấp nhất là 45.000 đồng/kg đối với loại gà 3, 4 tháng và giá 52.000 đồng/kg đối với loại gà 6 tháng. Với mức giá thấp nhất này vẫn sẽ bảo đảm hộ chăn nuôi sẽ có lãi từ 5 đến 10%. Ngoài ra, công ty còn thực hiện chế độ cho các hộ dân trả chậm tiền giống, thức ăn và các chi phí khác đến khi xuất bán mới phải thanh toán. Điều này tạo nên sự ràng buộc lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp. Chính sự gắn kết chặt chẽ trong quá trình sản xuất giữa người dân và doanh nghiệp, sự ràng buộc về lợi ích nói trên đã tạo nên sự tin tưởng tuyệt đối của người dân đối với doanh nghiệp. Nhờ vậy, doanh nghiệp đã có điều kiện mở rộng việc liên kết sản xuất. Đến nay, Công ty CP dịch vụ nông nghiệp Happy Farm Việt Nam đã mở rộng liên kết sản xuất chăn nuôi gà lông màu hướng thịt ra với nhiều hộ dân thuộc các huyện Bá Thước, Cẩm Thủy, Như Xuân.

Theo ông Trịnh Tâm, Giám đốc Công ty CP dịch vụ nông nghiệp Happy Farm Việt Nam, cho biết: Để có được thành công trong việc thực hiện liên kết sản  xuất với các hộ dân, điều đầu tiên doanh nghiệp cần làm là tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân thông qua việc gắn kết lợi ích; đồng thời, cam kết thu mua sản phẩm cho nông dân với giá có lợi về phía người dân. Ngoài ra, khi nông dân gặp khó khăn do dịch bệnh, giá cả, doanh nghiệp cần có giải pháp chia sẻ kịp thời. Làm được điều này, doanh nghiệp phải chấp nhận phần thua thiệt về mình, song cái mà doanh nghiệp có được đó chính là lòng tin, sự hợp tác và phát triển bền vững.

Là doanh nghiệp đã có hơn 10 năm thực hiện việc liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm ớt với nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh, với diện tích liên kết trồng ớt từ 300-500 ha mỗi năm, Công ty TNHH Anh Thôi đã nhiều lần cùng các hộ dân “đồng cam, cộng khổ” khi cây ớt đối mặt với sâu bệnh, sương muối, lũ lụt, có lúc giá xuống thấp chỉ 1.000 đến 2.000 đồng/kg. Những lúc như thế, doanh nghiệp đã chủ động chia sẻ khó khăn với bà con nông dân bằng các biện pháp hỗ trợ giống, vật tư đầu vào để người dân khôi phục sản xuất, thu mua ớt với giá như trong hợp đồng mà công ty đã ký với các hộ dân, rồi cung ứng giống cho bà con nông dân với hình thức chậm trả... Nhớ lại chặng đường hơn 10 năm đồng hành cùng bà con nông dân trong tỉnh trong việc mở rộng diện tích và nâng cao hiệu quả kinh tế cho cây ớt, ông Lê Văn Thôi, Giám đốc Công ty TNHH Anh Thôi, cho biết: Để phát triển việc liên kết sản xuất ớt trên địa bàn tỉnh trong nhiều năm, ngoài việc luôn tuân thủ nghiêm ngặt các điều khoản như trong hợp đồng đã ký, công ty luôn đồng hành, chia sẻ cùng bà con nông dân những lúc khó khăn. Điển hình như năm 2015, khi giá ớt trên thị trường xuống thấp chỉ 2.000 – 3.000 đồng/1 kg, nhưng công ty vẫn thu mua với giá 5.000 đồng/kg, bảo đảm nông dân có lãi tối thiểu từ 5 – 7 triệu đồng/sào/vụ, thời điểm này, công ty đã phải thua lỗ hơn 3 tỷ đồng. Rồi vụ đông năm 2017, khi xảy ra trận lụt lớn, hàng trăm ha ớt vừa được trồng theo hợp đồng liên kết đều bị chết. Để giúp các hộ dân vượt qua khó khăn, ngoài việc không thu tiền giống của những diện tích bị thiệt hại do ngập, công ty còn cung cấp miễn phí giống để bà con nông dân khôi phục sản xuất. Chính sự chia sẻ khó khăn đã giúp cho công ty duy trì và phát triển được việc liên kết trong sản xuất với bà con nông dân trong nhiều năm. Tuy đã “hết lòng” với nông dân, nhưng cũng có thời điểm vì chạy theo lợi ích trước mắt, một số hộ dân đã tự ý phá bỏ hợp đồng để bán sản phẩm ra thị trường bên ngoài với mức giá cao hơn, khiến việc bảo đảm nguyên liệu để cung ứng cho đối tác của công ty gặp nhiều khó khăn.

Theo ghi nhận của chúng tôi, việc người dân bán sản phẩm ra bên ngoài với giá cao hơn không chỉ diễn ra đối với Công ty TNHH Anh Thôi, mà còn xuất hiện ở nhiều nơi khác, điều này đã và đang làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự liên kết của doanh nghiệp và nông dân. Vì vậy, điều mà các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp cần nhất lúc này chính là việc giữ chữ tín, tuân thủ nội dung như trong hợp đồng, nhất là vấn đề bán sản phẩm của người dân với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những lúc gặp khó khăn do thiên tai, sâu bệnh, doanh nghiệp cần sự đồng hành của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất; đồng thời, tiếp tục tuyên truyền để người dân hiểu được sự quan trọng trong việc giữ chữ tín, tuân thủ các nội dung trong hợp đồng đối với doanh nghiệp trong quá trình thực hiện liên kết.

Tác giả bài viết: Hương Thơm

Nguồn tin: baothanhhoa.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập219
  • Hôm nay46,643
  • Tháng hiện tại1,002,335
  • Tổng lượt truy cập92,176,064
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây