Học tập đạo đức HCM

Bình Thuận: Người dân tự nguyện góp vốn xây dựng nhà máy nước sạch

Thứ bảy - 29/09/2018 11:00
Mô hình này đã góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước đối với các công trình nước sạch nông thôn ở tỉnh Bình Thuận.

Hưởng ứng chương trình xây dựng nông thôn mới, người dân xã Trà Tân, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận đã đồng lòng góp vốn xây dựng nhà máy nước sạch công suất 1.500 m3/ngày đêm giải quyết nguồn nước sạch tại chỗ. Mô hình này đã góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước đối với các công trình nước sạch nông thôn ở tỉnh Bình Thuận.

nguoi dan tu nguyen gop von xay dung nha may nuoc sach hinh 1
Nước thô được đưa vào hồ chứa để xử lý.

 

Ở địa bàn xã Trà Tân, huyện Đức Linh, phần lớn các giếng nước đều bị nhiễm phèn nặng, nhiều tạp chất ô nhiễm. Mấy chục năm qua, người dân địa phương đều phải sử dụng nguồn kém vệ sinh. Họ phải tốn kém đầu tư hồ chứa, bể lọc, chắt chiu từng giọt nước mới đủ dùng trong ăn uống và tắm giặt. Đời sống sinh hoạt vô cùng khó khăn.

Hơn 75% dân số ở xã Trà Tân là đồng bào Công giáo. Nhận thấy các giáo dân ở đây có nhu cầu rất lớn về nước sạch, UBND xã Trà Tân và linh mục quản xứ Chính Tâm Giuse Phạm Thọ cùng triển khai ý tưởng vận động bà con tham gia góp vốn để xây dựng nhà máy nước theo mô hình hợp tác xã. Sau thời gian vận động, người dân trong xã hưởng ứng nhiệt tình bởi nhu cầu nước sạch là cấp thiết. Gần 1.000 hộ dân trong xã đã tham gia dự án với mức đóng góp mỗi hộ 4 triệu đồng.

Ông Đỗ Đức Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Trà Tân cho biết: “Hợp tác xã đã phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác huy động sức dân xây dựng nhà máy này. Trong đó, trung bình mỗi hộ dân đóng 4 triệu đồng, còn lại là thành viên Ban giám đốc Hợp tác góp vốn. Trong quá trình thực hiện bà con hưởng ứng rất cao”.

Đúng vào thời điểm xã Trà Tân thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, tiêu chí có nguồn nước sạch cũng được đặt lên hàng đầu. UBND xã Trà Tân đã tích cực hỗ trợ hợp tác xã nước sạch triển khai nhanh công trình, từ khâu lập dự án đến giải phóng mặt bằng xây dựng nhà máy. Từ số tiền đóng góp của người dân và kinh phí vận động thêm từ các mạnh thường quân, cuối năm 2017, hợp tác xã nước sạch xã Trà Tân hoàn thành và đưa vào sử dụng nhà máy và hệ thống cung cấp nước sạch tổng trị giá 7 tỷ đồng, công suất 1.500m3/ngày đêm.

Nguồn nước thô được lấy trực tiếp từ sông La Ngà. Sau khi đưa vào hệ thống xử lý tự động bằng công nghệ Israel, nước sạch được bơm vào hệ thống cung cấp chuyển đến nhà từng hộ dân qua hệ thống ống dẫn có tổng chiều dài 34k

Ông Nguyễn Đình Trường, Giám đốc Hợp tác xã Nước sạch Trà Tân cho biết đây là nhà máy nước sạch nông thôn sử dụng công nghệ tiên tiến nhất tại tỉnh Bình Thuận ở thời điểm này. Tất cả các hoạt động được giám sát bằng hệ thống camera tự động và điều khiển từ xa qua tin nhắn. Nhờ đó nguồn ra đạt chất lượng cao.

nguoi dan tu nguyen gop von xay dung nha may nuoc sach hinh 2
Người dân xã Trà Tân, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận giờ đã có thể yên tâm với nguồn nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh.

 

Với hình thức góp vốn vào hợp tác xã, ngoài việc được trang bị đồng hồ, đường ống, van mở vào tận nhà, người sử dụng nước sinh hoạt còn được hỗ trợ giá chênh lệch trên đầu mét khối. Giá nước sinh hoạt hiện tại theo quy định của nhà nước là 6.500 đồng/m3, nhưng người dân ở đây chỉ trả 4.000 đồng/m3. Người dân được hưởng lợi từ chính công trình xây dựng bằng vốn đóng góp của mình.

Ông Nguyễn Thế Hùng, người dân xã Trà Tân rất vui mừng vì gia đình không còn chật vật chắt chiu từng giọt nước như trước kia.

“Gia đình tôi 7 người dùng thoải mái mà nhiều lắm chỉ hết khoảng tầm 150.000 tiền nước mỗi tháng, cỡ vậy thôi. Nguồn nước sạch giúp chúng tôi bảo đảm sức khỏe và vệ sinh rất tốt”, ông Hùng chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Húy, Chủ tịch UBND huyện Đức Linh đánh giá Hợp tác xã Nước sạch Trà Tân là mô hình hay, mang lại hiệu quả thiết thực trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Tới đây, huyện miền núi Đức Linh, tỉnh Bình Thuận sẽ nhân rộng mô hình này ở các xã chưa có nguồn nước sạch, qua đó góp phần đảm bảo sức khỏe nhân dân, đáp ứng các tiêu chí sớm đưa địa phương về đích huyện nông thôn mới vào năm 2020./.

Việt Quốc/VOV-TP HCM
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập107
  • Hôm nay46,643
  • Tháng hiện tại1,003,450
  • Tổng lượt truy cập92,177,179
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây