Học tập đạo đức HCM

Làng Thanh niên Xung phong Phúc Trạch (Hà Tĩnh): Làm giàu nơi vùng biên

Thứ bảy - 29/09/2018 11:07
Tổng đội Thanh niên xung phong (TNXP) xây dựng kinh tế (XDKT) Phúc Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), thuộc Tỉnh đoàn TNXP Hà Tĩnh, có 160 hộ TNXP thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên mảnh đất được giao.

Làng Thanh niên Xung phong Phúc Trạch (Hà Tĩnh): Làm giàu nơi vùng biên - Ảnh 1

                                                      Vườn bưởi Phúc Trạch của ĐV Trần Văn Dũng

 

Chúng tôi đến Làng thanh niên lập nghiệp Phúc Trạch nằm ở vùng sâu, vùng xa thuộc xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) vào giữa ngày thu, nắng nhuộm vàng trên những sườn đồi  được Anh Hồ Xuân Hiếu - Tổng đội trưởng Tổng đội TNXP-XDKT Phúc Trạch hồ hởi nói  có 4 yếu tố quyết định bước đột phá của Tổng đội TNXP-XDKT Phúc Trạch:

" Một là các hộ đội viên TNXP khai thác được tiềm năng lợi thế của đất đai. Ngay từ những năm 2001, khi Dự án Làng Thanh niên nghiệp ra đời đã có 149 hộ TNXP được giao đất  từ 1ha đến 2ha. Có đất, các hộ TNXP cắm chân trên mảnh đất của mình, đầu tư và khai thác hiệu quả. Hai là chúng tôi khai thác được tiềm năng lợi thế của  khí hậu, đặc thù của vùng quê miền núi Phúc Trạch. Ba là được cấp ủy Đảng, chính quyền từ Tỉnh đến Huyện, Xã, của Tỉnh đoàn, chúng tôi bám sát mục tiêu Dự án, triển khai kế hoạch, chủ động sáng tạo tìm kiếm giải pháp khả thi. Bốn là, trên cơ sở đó, chúng tôi khuyến khích phát triển mô hình kinh tế phù hợp, nhân rộng các mô hình, gắn sản xuất với tiêu thụ, gắn phát triển kinh tế với tổ chức đoàn với đời sống và an ninh biên giới”.

Mười bảy (17) năm trước, khi đặt chân đến Phúc Trạch, các hộ đội viên làng thanh niên lập nghiệp đã được chia đất. Anh Hà Tiến Dũng, một hộ TNXP làm kinh tế giỏi nhớ lại: “ Tôi được chia 1 ha ở đồi khe Lạn (thôn 8, xã Phúc Trạch) mặt đường Hồ Chí Minh. Có đất, tôi dựng lều, tiến hành quy hoạch, xẻ đồi, trồng cây ăn quả. Nhưng với diện tích 1 ha, cho thu hoạch không ăn thua, nên tôi tính toán đầu tư làm vườn ươm giống. Tôi đến Trung tâm kỹ thuật nhà vườn Châu Quỳ,  lặn lội vào tận Đồng Nai, Đà Lạt, Bến Tre học kỹ thuật ươm ghép cây. Vừa làm vừa học, học trong sách vở, học kinh nghiệm của bà con Phúc trạch, học những mô hình nhà vườn thành công, tôi đầu tư cây giống mà chủ lực là giống bưởi Phúc Trạch, cam chanh khe Mây và ươm cây rừng bản địa phục vụ phủ kín rừng hoang, đồi trọc. Mỗi năm tôi bán ra thị trường 50.0000 cây giống bưởi Phúc Trạch, 25.000 cây cam chanh và 10 triệu cây lâm nghiệp, giải quyết công ăn cho hơn 30 công nhân với mức lương từ 6 triệu đồng trở lên / tháng”.

Làng Thanh niên Xung phong Phúc Trạch (Hà Tĩnh): Làm giàu nơi vùng biên - Ảnh 2

Đ/c Hồ Xuân Hiếu- Tổng đội trưởng (trái) thăm vườn ươm giống của đội viên Hà Tiến Dũng (phải)

 

 Phúc Trạch là xã nổi tiếng với giống bưởi Phúc Trạch và cây dó trầm. Đây là hai loại cây chủ lực giúp người dân Phúc Trạch không chỉ xóa đói, giảm nghèo mà vươn lên làm giàu. Tổng đội TNXP đã khuyến khích các hộ đội viên phát huy tiềm năng lợi thế của Phúc Trạch. Vì vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, 160 hộ đội viên đã phát triển 45 ha  cam chanh, bưởi. Đến nay, trung bình mỗi ha cho thu hoạch 70 đến 75 triệu đồng/ năm. Vườn dó trầm được trồng từ những năm 2002 đén 2006 đến nay các hộ đội viên trồng được 3,8 vạn cây dó trầm. Có những hộ đội viên như anh Thái Văn Hướng (thôn 5, xã Phúc Trạch) có vườn dó trầm 6.000 cây đã 17 năm tuổi.

Trong dịp này, chúng tôi đã đặt chân đến vườn dó trầm của anh Thái Văn Hướng. Trước, sau nhà là cây dó trầm vây quanh. Anh Thái Văn Hướng cho biết: “ Ngay khi được chia 2ha đất ở , tôi đã quyết định trồng dó trầm. Hiện tại 1/3 cây dó trầm của tôi đã có thể thu hoạch với giá từ 4 đến 6 triệu đồng/cây. Vừa rồi tôi đã bán một ít để xây dựng nhà cửa. Trồng dó trầm lo nhất là gió bão, lốc xoáy, sâu bệnh.  Năm 2010, gia đình tôi thiệt hại khoảng trên 1 tỷ đồng. Còn mưa thuận, gió hòa thì phát triển dó trầm là an nhàn nhất, ngả cây đếm tiền”.

Mười bảy năm chờ đợi dó trầm có thu hoạch, vợ chồng anh Hướng đã trồng xen cây ăn quả như cam bưởi. “Tôi chăn nuôi trâu bò, lợn, gà, lấy ngắn nuôi dài.   Còn hiện tại, chỉ dựa vào thu hoạch dó trầm cũng không phải lo lắng đến kinh tế nữa” Anh Hướng nói.

Làng Thanh niên Xung phong Phúc Trạch (Hà Tĩnh): Làm giàu nơi vùng biên - Ảnh 3

Đội viên Thái Văn Hướng chăm sóc vườn dó trầm 17 năm tuổi

 

Từ mô hình phát triển dó trầm của hộ gia đình anh Hướng, nhiều hộ đội viên tổng đội TNXP Phúc Trạch đã học hỏi kinh nghiệm làm theo. Thậm chí, một số hộ đội viên như anh Trần Văn Dũng phát huy lợi thế mặt đường đã không chỉ trồng cây ăn quả, trồng dó trầm mà kết hợp với dịch vụ thương mại. Ngoài kinh doanh tổng hợp, vợ chồng anh Dũng còn buôn bán vận chuyển dó trầm ra Bắc, vào Nam năng động và hiệu quả.

Ngoài ra, Tổng đội đã liên kết với Công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh trồng và chăm sóc 35,14 ha cao su. Các gia đình đội viên tham gia liên kết trồng cao su là 25 ha, nâng tổng số diện tích trồng, chăm sóc cao su lên 60,14 ha, trong đó có 30 ha đã đã khai thác lấy mủ, ổn định cho 5 công nhân có việc làm liên tục, 30 công nhân có việc làm thời vụ và 16 hộ gia đình liên kết trồng cao su có thêm thu nhập.

Hiện nay, trên địa bàn Tổng đội quản lý đã trồng mới 210 ha rừng, bảo vệ chăm nuôi 50 ha rừng sản xuất, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, góp phần quan trọng trong việc sử dụng quỹ đất hiệu quả, phát triển mô hình kinh tế đúng tiềm năng, lợi thế một cách bền vững.                                                                                                                                 

Dự án Làng thanh niên lập nghiệp (LTNLN) Phúc Trạch được phê duyệt tại Quyết định số 1134/QĐ-TWĐTN ngày 20 tháng 3 năm 2001 của Ban Bí thư  Trung ương Đoàn, thu hút 150 hộ gia đình TNLN, xây dựng điểm dân cư mới, phát triển mô hình  kinh tế nông-lâm nghiệp theo hướng hàng hóa,  tạo công ăn, việc làm cho thanh niên, xây dựng củng cố tổ chức đoàn TN ở vùng núi, góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng vùng núi phía Tây, Hà Tĩnh.

Ngày 23 tháng 9 năm 2008, UBND tỉnh Hà Tĩnh ra Quyết định số 2648/QĐ-UBND về việc thành lập Tổng đội TNXP xây dựng vùng kinh tế mới Phúc Trạch với diện tích đất đượcgiao 684 ha,41 ha. Hiện, Tổng diện tích Tổng đội TNXP-DXVKT Phúc Trạch quản lý, sử dụng là 355,437 ha. Tổng đội có 160 hộ đội viên (296 lao động, 542 nhân khẩu) có thu nhập ổn định, trên 100 hộ có thu nhập 100 triệu trở lên, trong đó có hàng chục hộ thu nhập từ 1 tỷ đồng trở lên/ năm

Theo Báo Dân Sinh

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập135
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại221,979
  • Tổng lượt truy cập90,285,372
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây