Học tập đạo đức HCM

Bắc Kạn: Thành công nhờ chuyển đổi mô hình chăn nuôi hiệu quả

Thứ sáu - 24/11/2017 09:47
Đó là câu chuyện về gia đình anh Ma Ngọc Hào (SN 1976), trú tại thôn Khuổi Tranh, xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Gia đình anh trước đây chủ yếu là chăn nuôi lợn, nhưng từ khi giá lợn hơi xuống kỷ lục, vợ chồng anh đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình chăn nuôi sang nuôi ong, nuôi hươu, đào ao thả cá, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
AH2
Bể nuôi cá sinh sản của anh Hào

Khu trang trại của gia đình anh Hào nằm cuối thôn Khuổi Tranh, con đường đã được bê tông hoá nên việc đi lại thuận tiện, nông sản, hàng hoá làm ra chỉ mươi phút là ra đường lớn về thành phố, đi các tỉnh. Khu trang trại của anh Hào thứ gì cũng có từ ao thả cá, đến khu chăn nuôi hươu, nuôi dê, khu nuôi ong lấy mật rộng cả nghìn mét vuông.

Anh Hào kể: Hồi đầu năm, khi giá lợn hơi xuống thấp kỷ lục gia đình tôi cũng chăn nuôi với 10 chuồng, mỗi năm xuất bán trên chục tấn lợn hơi. Nếu được giá thì người chăn nuôi cũng chỉ lời ít nhưng nếu mất giá thì coi như phá sản, nhiều hộ gia đình ở địa phương ngao ngán bỏ chuồng, bỏ chăn nuôi đi làm thuê, làm mướn. Tôi thì nghĩ khác, “thua keo này ta bày keo khác” nên quyết định bỏ lợn chuyển sang chăn nuôi hươu, nuôi dê, đào ao thả cá, nuôi ong lấy mật. Chỉ trong thời gian ngắn, không chỉ kinh tế gia đình hồi phục mà đã đem lại hiệu quả hơn hẳn chăn nuôi lợn.

AH1
Anh Hào bên đàn hươu mới nuôi sắp cho lấy nhung.

Khu trang trại nhà anh Hào có tới hàng chục con dê đã đến thời kỳ xuất bán. 3 cặp hươu đã cho nhung đến Tết Nguyên đán có thể thu hoạch, còn hàng tấn cá mỗi năm 2 lứa, mỗi lần đánh bắt thương lái đến tận nhà thu mua. Trước đây, anh Hào cũng như một số hộ trong thôn Khuổi Tranh đã từng nuôi ong nhưng chỉ nuôi với số lượng nhỏ từ 1 đến 2 đàn. Với lợi thế xung quanh có nhiều cây cối, diện tích rừng khá lớn nên đàn ong được nuôi một cách tự nhiên và phát triển khá tốt.

Tuy nhiên, mới đầu do không có kỹ thuật nên lượng mật thu được ít, nhiều đàn ong khi bắt đầu cho mật lại di dời đàn nên không thể duy trì. Năm 2016, với sự hỗ trợ về con giống và được tham gia tập huấn kỹ thuật, anh Hào đã nuôi 10 đàn ong mật. Do đã hiểu được đặc tính của đàn ong như xây tổ, chia đàn, am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở, mùa ong đi lấy mật, biết cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào nên anh có thể duy trì và tăng thêm số lượng đàn ong. 

Sau gần 1 năm, thấy được hiệu quả nuôi ong mang lại, anh đã tiếp tục mở rộng lên 15 thùng ong. Mỗi đợt anh Hào thu được từ 15 đến 20 lít mật, giá bán dao động từ 200 đến 250 nghìn đồng/1 lít, giúp gia đình có thêm nguồn thu nhập khá.

Từ kinh nghiệm sẵn có anh Hào đã cùng các hộ dân thành lập mô hình nhóm hộ nuôi ong với 20 hộ dân tham gia, được triển khai thực hiện tại 3 thôn: Khuổi Tranh, Nà Cù, Bó Bả. Từ 200 thùng ong ban đầu, đến nay nhóm hộ nuôi ong này đã nhân rộng thêm gần 50 thùng mới.

Không chỉ biết làm kinh tế giỏi mà vợ chồng anh Hào còn có điều kiện cho các con ăn học tới nơi tới chốn. Hiện cậu con trai lớn đang theo học trường đại học ở tỉnh và cậu con trai thứ 2 đang theo học trường cấp 3 ở trường huyện. Gia đình anh Ma Ngọc Hào nhiều lần được công nhận là gia đình làm kinh tế giỏi, có mô hình, cách làm hiệu quả của tỉnh, huyện.

Bà Nguyễn Thị Lan, cán bộ Khuyến nông - Khuyến lâm xã Cẩm Giàng cho biết: Gia đình anh Ma Ngọc Hào là hộ làm kinh tế giỏi ở địa phương, sau khi trừ chi phí, gia đình anh thu lãi hàng trăm triệu đồng. Không chỉ vậy, anh Hào cũng tích cực giúp đỡ, hỗ trợ kỹ thuật, giống vốn cho hàng chục hộ gia đình khác ở địa phương thoát nghèo, cùng nhau vươn lên làm giàu chính đáng. Anh Hào là tấm gương nông dân tiêu biểu của xã Cẩm Giàng.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập397
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm394
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại858,662
  • Tổng lượt truy cập92,032,391
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây