Học tập đạo đức HCM

Bài toán phát triển nông sản Việt Kỳ 2: Liên kết “4 nhà” vẫn chưa hiệu quả

Thứ năm - 07/06/2018 06:21
Thời gian qua, “giải cứu” nông sản là cụm từ chưa bao giờ hết cũ. Đặc biệt, mỗi khi vấn đề giải cứu xảy ra, không ít người lại nhắc đến vai trò của mối liên kết “4 nhà” (nhà nông, doanh nghiệp, Nhà nước và nhà khoa học) trong việc định hướng và phát triển nông sản. Tuy nhiên, hiện mô hình liên kết này vẫn còn lỏng lẻo, chưa phân định rõ vai trò, trách nhiệm của từng nhà khiến nông sản liên tục rơi vào cảnh bế tắc.

Lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm

Theo đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp, trong sự phát triển của nông nghiệp hiện đại, liên kết “4 nhà” chính là chìa khóa để giải quyết những tồn tại, bế tắc trong chuỗi giá trị nông sản nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích cho các tác nhân tham gia.

ky 2 lien ket 4 nha van chua hieu qua
Nâng cao trách nhiệm, vai trò trong mối liên kết “4 nhà”

Trong mối liên kết này, doanh nghiệp và nông dân được đánh giá là những tác nhân chính của mối liên kết, đặc biệt doanh nghiệp phải giữ vai trò “đầu tàu”, là động cơ thúc đẩy và gắn kết “3 nhà” còn lại nhằm hình thành vùng nguyên liệu sản xuất, định hướng, hỗ trợ đầu vào và thu mua sản phẩm cho nông dân; từng bước tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản.

Tuy nhiên có thể thấy, hiện nay vai trò của doanh nghiệp trong mối liên kết “4 nhà” vẫn chưa thực sự là đầu tàu. Bởi, nhiều doanh nghiệp lớn, kinh tế mạnh lại chưa quan tâm đến việc đầu tư vào ngành có độ rủi do lớn như nông nghiệp. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ, các hợp tác xã lại chưa đủ tầm hoặc thiếu vốn đầu tư, sản xuất và xây dựng. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng vào lĩnh vực thu mua nông sản mà “quên” đi việc xây dựng các nhà máy chế biến, bảo quản dẫn đến việc nông sản quanh năm phải giải cứu.

Ông Trương Gia Bình, Trưởng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân cho biết, để phát triển nông nghiệp vai trò của các doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, hiện hầu hết các doanh nghiệp nông nghiệp còn thiếu sự đầu tư vào công nghiệp, đặc biệt là trong khâu chế biến, bảo quản và hạ tầng vận tải. Trong khi đó, các sản phẩm của nông nghiệp đa phần là mặt hàng tươi sống như: Thủy sản, rau, củ, quả…vì thế, khi nông sản bí đầu ra thường dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng và giải cứu.

Hiện nay, mặc dù có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp này không nhiều và các sản phẩm chủ yếu dành cho thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, với các nông sản khác, thị trường chủ yếu là phục vụ trong nước, hoặc xuất khẩu sang Trung Quốc và đi theo con đường tiểu ngạch.

Trong khi đó, người nông dân vẫn sản xuất theo lối “ăn đong”, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu hiểu biết và trách nhiệm chưa cao trong thực thi các hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp như: Né tránh thực hiện hợp đồng, khi giá nông sản thấp thì hối thúc đối tác để thanh lý hợp đồng…khiến mối liên kết này trở nên lỏng lẻo, khó kiểm soát.

Có thể nói, với mối liên kết “4 nhà” trong khi doanh nghiệp chưa thể đẩy mạnh đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật vào khâu chế biến, bảo quản; người dân thiếu trách nhiệm, làm việc theo lối “ăn đong”...thì với “2 nhà” còn lại, việc liên kết vẫn còn diễn ra quá lỏng lẻo và thiếu trách nhiệm.

Cụ thể, đối với Nhà nước vấn đề cung cấp thông tin về thị trường, thu thập thông tin, nghiên cứu, dự báo về cung cầu thị trường, nhất là thị trường thế giới cho doanh nghiệp, người nông dân vẫn chưa thật sự đầy đủ và chậm. Ngoài ra, Nhà nước cần chú trọng hơn nữa trong việc mở rộng thị trường, đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ nông nghiệp, lao động có tay nghề cao, thay đổi các chính sách có lợi cho doanh nghiệp và nông dân với từng địa phương, từng địa bàn cụ thể…

Trong khi Nhà nước thiếu vai trò định hướng, cung cấp thông tin thì một “điểm yếu” nữa trong mối liên kết “4 nhà” được các chuyên gia kinh tế chỉ ra đó chính là các nhà khoa học. Trong khi Việt Nam hiện có hàng nghìn nhà khoa học, tiến sĩ, thậm chí số liệu từ Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đưa ra cho thấy, mỗi ngày Việt Nam “cho ra lò” 1 tiến sĩ khoa học.

Thế nhưng, hiện nay chúng ta vẫn đang thiếu những giống vật nuôi tốt, cây trồng mới có năng suất, thậm chí đối với mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam là gạo, hiện chúng ta vẫn chưa xây dựng được một thương hiệu quốc gia. Vậy vai trò của các nhà khoa học đã thực sự phát huy hay chưa khi họ liên tục phải chứng kiến việc giải cứu nông sản?.

Bài học nhìn từ vựa vải Bắc Giang

Từng rơi vào thực trạng phải giải cứu, thế nhưng kể từ khi siết chặt lại mối liên kết “4 nhà”, vải thiều Bắc Giang đã nâng cao được giá trị, mở rộng thị trường tìm đầu ra cho sản phẩm từ các khâu chế biến đến chăm sóc, bảo quản… Qua đó, khắc phục được những điểm yếu cố hữu trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

Cụ thể, để tìm đầu ra cho quả vải, các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang đã phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, người nông dân trong việc nâng cao chất lượng sản xuất quả vải. Quy hoạch được những vùng trồng riêng theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap và có dây chuyền chiếu xạ vải thiều, nhằm đảm bảo quy định khắt khe của các đối tác.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng và ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đã chú trọng đẩy mạnh việc tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại tại địa phương, cũng như ở các thành phố lớn, đưa sản phẩm vào sâu trong các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại hiện đại...Đặc biệt, cùng bà con nông dân, doanh nghiệp trong và ngoài nước, bàn phương án tiêu thụ vải ngay từ đầu vụ. Đây là sự chuẩn bị rất chu đáo và thể hiện được sự chủ động đối với mọi trường hợp, mọi khó khăn có thể xảy ra.

Đề cập đến cách làm của ngành nông nghiệp Bắc Giang, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, việc tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại không phải là mới, nhưng cái mới đó chính là việc vải thiều Bắc Giang đã thực hiện việc “giải cứu” ngay từ đầu.

Để làm được điều đó, họ đã khắc phục được điểm yếu trong việc quy hoạch vùng trồng, quản lý, chăm sóc và tìm đầu ra cho sản phẩm từ khâu chế biến, bảo quản…Vì thế, ngoài thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, hiện vải thiều Bắc Giang đã có mặt tại Mỹ, Nhật Bản, Úc…Đó không chỉ là cách làm thiết thực, ổn định, mà còn thể hiện được vai trò rất lớn của mối liên kết “4 nhà” một cách chặt chẽ, hiệu quả nhất.

Đồng quan điểm trên, các chuyên gia trong ngành nông nghiệp đều nhận định, bên cạnh việc sản xuất manh mún, tự phát, thì điểm yếu cố hữu đối với ngành nông nghiệp Việt Nam đó là khâu chế biến và bảo quản sau thu hoạch. Do kém về khâu này, nên nông sản Việt thường có tình trạng phải bán tống bán tháo khi mà thu hoạch quá nhiều.

Vì thế, nếu không muốn tình trạng “giải cứu” nông sản tiếp diễn từ vụ này, sang vụ khác, từ mặt hàng này sang mặt hàng khác thì việc nâng cao trách nhiệm, hiệu quả trong mối liên kết “4 nhà” là hết sức quan trọng, qua đó, khắc phục được những điểm yếu cố hữu trong sản xuất, quy hoạch, bảo quản, đầu ra…hướng đến sự phát triển ổn định, bền vững.

Đỗ Đạt /laodongthudo.vn

 Tags: nông sản

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập103
  • Hôm nay24,030
  • Tháng hiện tại70,962
  • Tổng lượt truy cập92,448,626
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây