Học tập đạo đức HCM

Bài toán phát triển nông sản Việt Kỳ cuối: Người dân và công nghệ phải là trung tâm

Thứ ba - 12/06/2018 05:24
(LĐTĐ) Có thể khẳng định, đến thời điểm hiện tại việc giải cứu nông sản là hành động vô cùng ý nghĩa, nó không chỉ thể hiện tinh thần trách nhiệm, sẻ chia khó khăn với người nông dân mà còn với xã hội. Tuy nhiên, sau mỗi cuộc giải cứu đều thấy chung một điểm đó là, việc phát triển các loại nông sản này đều “quá nóng” tạo nên sự mất cân đối cung cầu. Trước thực trạng này nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề giải cứu hiện nay không chỉ là nông sản.

Người tiêu dùng “bội thực” vì giải cứu

Chúng ta vẫn biết, nông sản là một trong những mặt hàng chủ lực của nền kinh tế, đặc biệt là đối với đất nước giàu truyền thống về nông nghiệp như Việt Nam. Thế nhưng, nhiều năm trở lại đây nông sản vẫn rơi vào vòng xoáy “được mùa mất giá”, chưa bao giờ và chưa khi nào nông sản lại lâm vào cảnh bĩ cực khi liên tục phải giải cứu. Thậm chí, giải cứu gần như đã trở thành “hướng đi” của nông sản Việt mỗi khi bí bách đầu ra.

ky cuoi nguoi dan va cong nghe phai la trung tam
Giải cứu nông sản trung tâm phải là người nông dân và công nghệ

Không phải nói đâu xa, chỉ tính riêng trong năm 2017, ngành nông nghiệp đã phải đứng ra hô hào, kêu gọi người dân cả nước chung tay “giải cứu” thịt lợn, chuối, ớt…Trước đó, hàng loạt các loại nông sản như: Dưa hấu, tỏi, thanh long, vải thiều…cũng phải dựa vào lòng trắc ẩn của người tiêu dùng để “thanh lý” hàng.

Và gần nhất là cuộc giải cứu củ cải ngay giữa trung tâm thủ đô khiến không ít người tỏ ra ngao ngán. Trước thực trạng trên các chuyên gia kinh tế cho rằng, giải cứu là cần thiết, tuy nhiên, giải cứu quá nhiều liệu có phải là giải pháp lâu dài?. Đặc biệt, sau mỗi lần giải cứu liệu người dân có thay đổi tư duy hay không? Và có khi nào các cơ quan chức năng quan tâm đến suy nghĩ của người tiêu dùng sau các cuộc giải cứu?.

Trước vấn đề này, ông Ngô Tiến Dũng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, việc thay đổi tư duy của người nông dân là việc làm khẩn thiết nhất hiện nay. Theo ông Dũng, người nông dân phải là trung tâm của “cuộc chơi” nông sản. Ở đó, họ phải được định hướng về sản xuất, được trao đổi về mô hình bao tiêu sản phẩm...

“Dù rất khó khăn để có thể thay đổi tư duy của người dân, nhưng đó là việc phải làm. Nếu thực hiện ngay lập tức không được thì phải triển khai theo hình thức mưa dầm thấm lâu, như thế mới mong kết thúc được các chiến dịch giải cứu”, ông Dũng khẳng định. Ông Dũng cũng cho biết thêm, điểm yếu nhất của nông sản Việt chính là chưa có biện pháp bảo quản lâu dài cho chế biến và chưa phát huy được vai trò giữa các nhà công nghệ với việc sản xuất của nông dân.

Do đó, chúng ta chưa chủ động kiểm soát được nguồn nguyên liệu của mình bằng công nghệ chế biến sau thu hoạch. Trong khi nhiều mặt hàng nông sản như rau, củ, quả của Việt Nam hoàn toàn có thể chế biến sâu thành các sản phẩm giá trị gia tăng cao, nhưng dường như ngành Nông nghiệp chưa chú trọng đến vấn đề này.

Chị Lê Vân ở Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) tỏ ra nghi ngại, cứ hễ đến mùa nông sản nào, thì trên các trục đường thành phố lại thấy hàng loạt băng rôn ghi giải cứu nông sản. Thậm chí nhiều lúc tôi còn không biết rõ được nông sản đó có thực sự phải giải cứu nữa hay không. Thiết nghĩ, đôi khi các cơ quan chức năng quá lạm dụng vào từ giải cứu, khiến hiện nay nhiều địa phương nông sản bí đầu ra là họ lại tìm cách “kêu cứu”.

Cùng chung quan điểm với chị Vân, chị Đặng Thị Thanh ở phường Đức Thắng (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng cho rằng, hiện nay việc giải cứu nông sản không chỉ xuất hiện ở khắp các đường phố, thông tin trên các cơ quan truyền thông...mà thậm chí, các trang mạng xã hội như facebook, zalo cụm từ giải cứu cũng xuất hiện nhan nhản khiển chúng tôi cảm thấy “bội thực” với cụm từ giải cứu.

“Tôi rất sẵn sàng chung tay cùng bà con chia sẻ khó khăn, tuy nhiên, không thể mãi năm nào, mùa nào, mặt hàng nào cũng thấy phải giải cứu. Như thế, cần phải xem lại định hướng của cơ quan nhà nước, cũng như định hướng của người nông dân. Nếu cứ để giải cứu xảy ra triền miên, rất dễ tạo ra thói quen tiêu cực cho người nông dân. Khi đó, họ rất dễ hình thành tâm lý ỷ lại và làm mất đi tính cạnh tranh. Tôi nghĩ, bất đắc dĩ lắm mới phải giải cứu, chứ không nên để vấn đề giải cứu lặp đi, lặp lại hết năm này đến năm khác”, chị Thanh cho hay.

Giải cứu nông sản trung tâm là nông dân và công nghệ

Có thể thấy rằng, mỗi khi có cuộc giải cứu nông sản diễn ra, thì ngay lập tức phía sau nó là hàng loạt các cuộc họp bàn tìm hướng đi, tìm thị trường cho nông sản được tổ chức. Thế nhưng, tại các cuộc họp này những người quyết định nguồn cung cho thị trường nông sản lại thường “vắng bóng”, khiến người nông dân chủ quan khi cho rằng họ nằm ngoài cuộc chơi và họ chỉ cần làm tốt việc sản xuất, còn chuyện thị trường, đầu ra đã có người khác lo.

Trước vấn đề này, ông Ngô Tiến Dũng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, việc thay đổi tư duy của người nông dân là việc làm khẩn thiết nhất hiện nay. Theo ông Dũng, người nông dân phải là trung tâm của “cuộc chơi” nông sản. Ở đó, họ phải được định hướng về sản xuất, được trao đổi về mô hình bao tiêu sản phẩm...

“Dù rất khó khăn để có thể thay đổi tư duy của người dân, nhưng đó là việc phải làm. Nếu thực hiện ngay lập tức không được thì phải triển khai theo hình thức mưa dầm thấm lâu, như thế mới mong kết thúc được các chiến dịch giải cứu”, ông Dũng khẳng định. Ông Dũng cũng cho biết thêm, điểm yếu nhất của nông sản Việt chính là chưa có biện pháp bảo quản lâu dài cho chế biến và chưa phát huy được vai trò giữa các nhà công nghệ với việc sản xuất của nông dân.

Do đó, chúng ta chưa chủ động kiểm soát được nguồn nguyên liệu của mình bằng công nghệ chế biến sau thu hoạch. Trong khi nhiều mặt hàng nông sản như rau, củ, quả của Việt Nam hoàn toàn có thể chế biến sâu thành các sản phẩm giá trị gia tăng cao, nhưng dường như ngành Nông nghiệp chưa chú trọng đến vấn đề này.

Đồng quan điểm trên, rất nhiều các chuyên gia nông nghiệp cũng đã từng lên tiếng về quá trình bảo quản và chế biến sau thu hoạch. Thậm chí, Bộ Công Thương cũng đã có những dự án để gia tăng giá trị cho các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam nói riêng, các mặt hàng nông sản nói chung.

Theo đó, tất cả các loại nông sản đều cần được tính toán tới việc xây dựng quy trình bảo quản và chuỗi chế biến để gia tăng giá trị sản phẩm. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại mọi thứ dường như vẫn chưa được bắt đầu và người nông dân vẫn “tự do” trồng những gì mình thích, nuôi những gì mình muốn. Cộng thêm việc sản xuất vẫn còn manh mún, chưa có kế hoạch cụ thể để đón đầu thị trường nên việc gia tăng giá trị cho nông sản Việt Nam càng trở nên khó khăn.

Theo T.S Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, để giải quyết vấn đề trên trước mắt cần phải tổ chức phát triển được các mô hình hợp tác xã, các tổ hợp tác trong sản xuất nông nghiệp tại chính các vùng nguyên liệu được quy hoạch, khi làm tốt vấn đề này mới có thể tính đến chuyện “giải bài toán” lâu dài đối với nông sản Việt.

Bên cạnh đó, theo Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, chúng ta cũng phải liên kết được các hộ nông dân, các trang trại nhỏ lẻ thành hợp tác xã nhằm giải quyết tình trạng sản xuất manh mún, khi đó mới có thể đưa công nghệ sản xuất hiện đại vào các vùng nguyên liệu. Từ đó mới có sản phẩm đảm bảo chất lượng cung cấp ra thị trường và có thể tiến hành ký kết hợp tác với doanh nghiệp chế biến, bán lẻ hoặc xuất khẩu. Có như vậy nông sản mới không phải giải cứu và người nông dân mới thực sự yên tâm để sản xuất.

Đỗ Đạt/laodongthudo.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập393
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại858,789
  • Tổng lượt truy cập92,032,518
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây