Học tập đạo đức HCM

Lãi ròng 1,3 tỷ đồng mỗi năm từ 329 gốc sầu riêng RI6

Thứ ba - 12/06/2018 09:49
Chỉ trồng có 329 gốc sầu riêng RI6, sau khi trừ chi phí gia đình ông Nguyễn Văn Trung, ngụ ấp Bến Tranh, xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) lãi hơn 1,3 tỷ đồng.

Thực hiện chủ trương của địa phương chuyển đổi sản xuất từ độc tôn cây cao su sang trồng các loại cây ăn quả, nhiều gia đình nông dân ở huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã vươn lên, có cuộc sống ấm no. Hộ ông Nguyễn Văn Trung là một điển hình. Gia đình ông Trung đã áp dụng thành công mô hình trồng sầu riêng, đạt chất lượng cao nhất tại huyện Dầu Tiếng. Đặc biệt, trong 4 năm liên tiếp (2015-2018), ông đều đạt giải nhất, giải nhì tại hội thi trái ngon an toàn Nam bộ.

 lai rong 1,3 ty dong moi nam tu 329 goc sau rieng ri6 hinh anh 1

Ông Nguyễn Văn Trung thu hoạch sầu riêng. Ảnh: HỒNG NGA

Chúng tôi đến thăm vườn sầu riêng của ông Trung khi ông vừa trở về từ hội thi trái ngon an toàn Nam bộ (tổ chức ngày 1-6-2018 tại Suối Tiên, TP.Hồ Chí Minh). Niềm vui còn hiện diện trên gương mặt của ông và vợ - bà Phạm Thị Chỉ, vì vừa đoạt giải nhất và giải nhì tại hội thi. Không vui sao được khi 4 năm liên tiếp gia đình ông đều đạt giải cao. Ông Trung cho biết, năm 2000, ông mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng 320 gốc sầu riêng giống Ri6 và giống Monthong, trong đó giống Monthong chiếm đa số. Lý giải về việc chọn giống sầu riêng Monthong, ông cho rằng giống này có trái to, hạt lép, cơm vàng, ráo mịn, ít xơ, ăn rất ngon, lại được thị trường ưa chuộng.

Nhờ chăm chỉ, tự mày mò học hỏi qua sách báo và mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, ông Trung đã tạo ra được những trái sầu riêng đạt chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chia sẻ kinh nghiệm trồng cây sầu riêng, ông cho biết, muốn sầu riêng đạt năng suất cao, bên cạnh việc sử dụng nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, người trồng cần tăng cường phân hữu cơ, trồng cỏ giữ ẩm cho gốc cây..

Nhờ vận dụng tốt kiến thức và kinh nghiệm từ thực tiễn, vườn sầu riêng của ông Trung luôn đạt năng suất cao, mỗi cây cho thu hoạch trung bình 200 - 250kg/năm. Năm nay, sầu riêng được giá, hiện ông bỏ mối 40.000 đồng/kg, nên với 329 gốc sầu riêng, sau khi trừ chi phí gia đình ông thu lãi hơn 1,3 tỷ đồng. Cây sầu riêng mang lại lợi nhuận cao nên năm 2016, gia đình ông trồng thêm 120 gốc sầu riêng RI6 xen canh với cây bưởi da xanh.

Hiện gia đình ông Trung còn đầu tư hệ thống tưới phun sương và 3 máy bơm nước để rút hết nước trong mương vườn; đào rãnh thoát nước và dùng màng nylon phủ kín quanh gốc nhằm tạo khô hạn cho cây.

Để cây sầu riêng mau lại sức sau một mùa nuôi dưỡng trái, người trồng cần cung cấp và bổ sung lại cho đất những dưỡng chất đã được hấp thu, tiêu thụ hết trong quá trình nuôi dưỡng trái; tùy theo giai đoạn phát triển của cây mà có cách bón phân phù hợp.

Ông Trung cho hay, người trồng cũng cần lưu ý là không được dùng cuốc xới ở gốc cây sầu riêng, bởi rễ cây nằm sát mặt đất, nếu xới sẽ làm đứt rễ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây; bón phân vào khoảng 10 - 15 ngày sau thu hoạch là tốt nhất.

 

Ông Trung chia sẻ niềm vui, hiện nay đầu ra cho sầu riêng ổn định, đến mùa gia đình ông chỉ việc cân bán tại vườn, các thương lái đến thu mua tận nơi. Ông cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho bà con nông dân có nhu cầu trồng sầu riêng.

Có thể thấy, hiệu quả kinh tế từ cây sầu riêng không chỉ giúp gia đình ông Trung vươn lên khấm khá, được tuyên dương nông dân sản xuất giỏi, mà còn góp phần đưa trái sầu riêng của huyện Dầu Tiếng vươn xa trên thị trường hiện nay.

Nhờ trái sầu riêng có chất lượng tốt, ổn định, thời gian gần đây nhiều thương lái đã đến gia đình ông Trung đặt mua sầu riêng lâu dài. Mô hình trồng cây sầu riêng của gia đình ông cũng luôn được huyện Dầu Tiếng chọn đại điện cho địa phương tham dự các hội thi lớn tại các tỉnh, thành phố trong cả nước.

 
Theo Hồng Nga (Báo Bình Dương)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập168
  • Hôm nay25,880
  • Tháng hiện tại204,447
  • Tổng lượt truy cập90,267,840
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây