Học tập đạo đức HCM

Bao giờ người nông dân sống được với cây lúa?

Thứ tư - 28/01/2015 22:47
Câu hỏi lớn nhất được nêu ra trong buổi hội thảo lấy ý kiến về Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo giai đoạn 2015-2030 là bao giờ người nông dân có thể sống được với cây lúa, hay làm cách nào để nâng cao đời sống người nông dân. Câu trả lời vẫn chưa có.

Ngày 28-1, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) đã tổ chức buổi lấy ý kiến cho dự thảo Đề ái tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam tầm nhìn 2015-2030 với sự tham dự của các đại biểu là chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý cũng như đại diện Hội Nông dân Việt Nam.

Ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng IPSARD, người được giao làm chủ đề án, cho biết mục tiêu quan trọng nhất của đề án là nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, đảm bảo hài hòa lợi ích, công bằng và phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, nhận xét nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó, nhưng vào thời điểm trước năm 1986 - thời điểm trước Đổi Mới - họ vẫn không làm đủ cái ăn. Sau Đổi mới, Việt Nam đã sản xuất đủ lương thực cho tiêu dùng và xuất khẩu mấy triệu tấn gạo mỗi năm nhưng cuộc sống người nông dân vẫn rất khó khăn. Vì thế, "điểm mấu chốt ở đây là chúng ta phải có một chính sách đúng để người nông dân có thể sống được với nghề nông."

Đồng quan điểm này, ông Trần Văn Làm, Ủy viên thường vụ Trung ương Hội nông dân Việt Nam phụ trách khu vực phía Nam, cho rằng trong những năm qua, Việt Nam đã tìm mọi cách để tăng năng suất, chất lượng hạt lúa. Hai yếu tố này đã đạt ngưỡng của nó, vì thế để nông dân sống được, việc bây giờ là làm sao giảm được giá đầu vào cũng như nâng giá bán sau mỗi vụ.

“Nếu chúng ta không làm gì để giúp nông dân thoát khỏi hai gọng kìm này thì đừng nói gì đến thành công của việc tái cơ cấu lần này,” ông Làm nói.

Trong dự thảo đề án của mình, ông Sơn đặt mục tiêu nông dân trồng lúa có lợi nhuận ít nhất là 30%. Tuy nhiên, một số đại biểu khi trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online bên lề hội thảo cho rằng, mục tiêu lợi nhuận 30% đã đạt được rồi nên nếu đặt ra mục tiêu này thì đâu cần đến tái cơ cấu làm gì nữa.

"Lợi nhuận 30% từ lúa, nông dân đã đạt được mà vẫn không sống được với nghề nông nên chúng ta mới tìm cách tái cơ cấu. Do đó, ý kiến 30% mức lợi nhuận theo tôi cũng cần xem lại, vì mục tiêu là làm sao cho nông dân sống được chứ không chỉ là đặt ra những con số về lợi nhuận," một đại biểu cho biết.

Ý kiến của một số chuyên gia cho rằng, đề án đặt mục tiêu trong vòng 15 năm (từ 2015 đến 2030) có lẽ là quá dài vì trước đây, chỉ cần Việt Nam thay đổi chính sách mà điểm nổi bật là khoán 10 thì chỉ sau vài năm Việt Nam đã đủ ăn và bắt đầu xuất khẩu.

Bên cạnh đó, các đại biểu tham dự cũng tỏ ra băn khoăn là đề án tái cơ cấu này nếu chỉ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và thực hiện thì sẽ ít tác dụng. Lý do là vì Bộ Nông nghiệp lâu nay có thế mạnh về các giải pháp sản xuất, nâng cao chất lượng, trong khi việc kinh doanh xuất khẩu lại do Bộ Công thương quản lý. Nếu không có sự phối hợp tốt giữa các bộ, mọi việc sẽ chỉ dừng lại ở ý kiến chuyên gia mà thôi.

Theo thesaigontimes.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập298
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm297
  • Hôm nay44,536
  • Tháng hiện tại825,030
  • Tổng lượt truy cập88,180,100
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây