Học tập đạo đức HCM

Bỏ việc, kỹ sư về quê chăn nuôi kiếm "bộn tiền"

Thứ ba - 15/09/2015 06:09
Không lập nghiệp tại thành phố, những anh kỹ sư, tài xế đã chọn quê hương làm nơi xây dựng mô hình chăn nuôi, đưa lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Bỏ công việc lái xe về quê chăn nuôi tổng hợp

Hình ảnh Bỏ việc, kỹ sư về quê chăn nuôi kiếm bộn tiền số 1

Anh Trần Văn Hải thu lợi nhuận cao từ mô hình chăn nuôi tổng hợp. Ảnh: Dân trí.

Anh Trần Văn Hải, 31 tuổi, sinh ra trong một gia đình đông con, kinh tế không mấy khá giả tại thị trấn M’ri, huyện Đạ Huoai. Chỉ học hết lớp 12, anh đã phải dừng lại sự nghiệp học hành để xuống TP.HCM tìm việc làm kiếm sống, phụ giúp gia đình. Tại TP.HCM anh đi làm công nhân và tích cóp tiền học nghề lái xe.

Sau một thời gian sống và làm việc cơ cực tại đây, anh cũng đã kết thúc khóa học, sở hữu một tấm bằng lái xe và bắt đầu công việc. Tuy nhiên, đây không phải là công việc mà anh mơ ước, anh luôn ấp ủ trong đầu một công việc do mình tự làm chủ.

Và sau 2 năm gắn bó kiếm sống bằng nghề tài xế, anh đã tích cóp được một số vốn nho nhỏ để thực hiện ước mộng làm giàu của mình. Anh đã bỏ công việc tài xế và trở về quê hương.

Vào năm 2012, anh quyết tâm xây dựng một mô hình chăn nuôi tại quê anh với số vốn đầu tư là 50 triệu đồng. Do số vốn có hạn nên anh đã phải dành thời gian đầu để tìm hiểu kỹ sẽ nuôi loại nào, tính toán xem con vật nào dễ nuôi, ít rủi ro và cho thu nhâp nhanh. Cuối cùng anh đã lựa chọn bồ câu Pháp làm mô hình thí điểm đầu tiên.

Anh mua 50 cặp bồ câu Pháp về nuôi, nhằm sinh sản, tạo đàn. Đàn bồ câu của anh cứ thế sinh sản, anh tiếp tục chọn ra những cặp đẹp nhất để nhân giống. Số còn lại, anh bán thương phẩm, và tiếp tục đầu tư cho những đàn sau.

Cứ theo kiểu chăn nuôi gối đầu, mở rộng dần dần như thế mà đến hiện tại anh Hải đã sở hữu hơn 200 cặp bồ câu Pháp. Sau khởi đầu khá thuận lợi đó, anh Hải tiếp tục chuyển hướng sang chăn nuôi thêm gà Đông Tảo.

Không như bồ câu, gà Đông Tảo thuộc hàng cần đầu tư kỹ lưỡng về quy trình nuôi cũng như chuồng trại, để đáp ứng đủ tiêu chuẩn nuôi gà, anh đã ra tận huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng yên để học hỏi cách nuôi gà và nhập giống tại đây.

 Lần này, anh đầu tư 30 triệu làm vốn nuôi gà Đông Tảo, ban đầu anh mua 20 quả trứng, 10 con gà con và 4 con gà lứa có trọng lượng từ 1,5 đến 1,8 kg/con về nuôi.

Việc đầu tiên khi trở về Lâm Đồng là anh tập trung ấp nở 20 quả trứng, may mắn khi 12 trong tổng số 20 quả đã cho ra đời những chú gà mạnh khỏe. Được áp dụng đúng cách chăm sóc nên những chú gà Đông Tảo lớn rất nhanh, chỉ sau 9 tháng mỗi con gà đã đạt trọng lượng 3,5 đến 4,5 kg.

Trung bình, đàn gà Đông Tảo cho anh một thu nhập khá ổn định, trứng gà anh bán ra với giá 60 nghìn/ con, loại gà thịt được bán với giá 350 đến 400 nghìn đồng/kg. Đặc biệt loại gà giống được anh chia thành 2 loại, loại gà con 1 tuần tuổi có giá bán ra là 100.000 đồng/con, loại gà lớn hơn bán với giá 1,2 triệu đồng/kg.

Không dừng lại tại đó, cuối năm 2014, anh Hải tiếp tục mở rộng trang trại chăn nuôi tổng hợp khi đầu tư 100 triệu đồng vào 200 con gà Ai Cập và 20 con dúi.

Giống gà Ai Cập này đang rất được nuôi phổ biến tại các tỉnh miền Tây, trên thị trường gà được bán ra với giá 150.000 đồng/ kg, còn trứng là 10.000 đồng/quả. Tuy nhiên, loại gà này lại có cách nuôi và chăm sóc dễ hơn gà ta, do giống này lông nhiều, sức đề kháng tốt.

Cộng thêm thu nhập từ đàn gà Ai Cập mới này thì thu nhập hàng tháng của gia đình anh vào khoảng vài chục triệu đồng.

Kỹ sư xây dựng về quê chăn nuôi kiếm tiền tỷ

Hình ảnh Bỏ việc, kỹ sư về quê chăn nuôi kiếm bộn tiền số 3

Trang trại chăn nuôi lợn của kỹ sư Võ Ngọc Sơn thu lãi 1 tỷ đồng/năm. Ảnh: Dân trí

Anh Võ Ngọc Sơn, quê tại xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, từng tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng Đại học Bách khoa vào năm 2011. Từng có suy nghĩ sẽ bám trụ và làm giàu tại TP.HCM. Thời gian đó cuộc sống của anh cũng không đến nỗi quá chật vật, lương tháng của anh vào khoảng vài chục triệu đồng. Anh cũng không hề có ý định sẽ về quê lập nghiệp.

Nhưng mọi chuyện tình cờ đến với anh khi trong một lần về quê, nhìn những khoảng đất ruộng bị bỏ không, tuy đất không trồng trọt được nhưng anh nghĩ nó có thể chăn nuôi được. Nghĩ là làm, anh trình bày ý tưởng với ủy bán xã và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình với ý tưởng mở trang trại chăn nuôi trên mảnh đất bỏ hoang đó.

Thế là từ một anh kỹ sư tại TP.HCM anh trở về quê nhà làm một anh nông dân đúng chất. Ban đầu anh tiến hành cải tạo và lập trang trại nuôi gà đẻ trứng. Đầu tiên anh đã bỏ vốn ra đầu tư 2 nghìn con gà tuy nhiên mọi việc không như anh tính toán, trứng gà đẻ ra không bán được, đẩy khoản lỗ của anh tăng cao.

Không nản chí, anh chuyển hướng sang đầu tư nuôi lợn thịt. Lần này số lợn thịt anh đầu từ là 300 con, thuộc loại dễ nuôi nên lứa đầu tiên này anh đã thu lãi, tập trung vào nuôi lợn, trong trang trại anh luôn có 100 lợn nái đẻ và 2000 con lợn thịt.

Đàn lợn của anh trung bình mỗi năm xuất ra 200 tấn thịt lợn với giá 45.000 đồng/kg. Anh thu được khoảng 9 tỷ đồng, sau khi trừ hết chi phí, anh lãi khoảng hơn 1 tỷ đồng mỗi năm.

Sau thất bài đầu tay từ gà anh đã đúc rút được kinh nghiệm nuôi và chăm sóc, sau đó anh tập trung vào đàn gà mới 12 nghìn con chuyên đẻ trứng quanh năm. Với 12 nghìn con gà đẻ này anh thu được 11 nghìn quả trứng mỗi ngày, giá bán sỉ ra là 2.200 đồng/ quả thì như thế mỗi năm bán ra 250 tấn trứng cho anh thu về 7,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau tất cả các chi phí anh lãi từ 70 đến 80 triệu đồng.

Chỉ sau 2 năm phát triển mô hình chăn nuôi tổng hợp này anh đã gây dựng được trang trại dẫn đầu tại địa phương, làm nơi học hỏi cho nhiều bà con và tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho đông đảo người dân.

Bên cạnh đàn lợn và gà anh còn tự hào với 30 con trâu, 200 nghìn con cá đang được chăn nuôi tại trang trại của mình. Ngoài ra anh có mở rộng đầu tư riêng một trang trại nuôi lợn quy mô 6.000 con tại xã Đại Tân, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. 

Nguồn : Người đưa tin
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập260
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm257
  • Hôm nay21,698
  • Tháng hiện tại214,791
  • Tổng lượt truy cập92,592,455
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây