Học tập đạo đức HCM

Cá, tôm ồ ạt đổ về mùa nước lũ giúp dân miền Tây thu nhập "khủng"

Thứ sáu - 07/09/2018 10:52
Những ngày này, vùng Đồng Tháp Mười ở miền Tây nước lũ đã tràn đồng. Cá, tôm ồ ạt đổ về, người dân nơi đây chuẩn bị đồ nghề đánh bắt để kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.
“Của trời cho”
 
Lũ về, người dân vùng Đồng Tháp Mười lại tất bật chuẩn bị đồ nghề: Lọp, dớn, cần câu, ghe, xuồng,... đánh bắt “của trời cho”. Từ lâu, đặc sản mùa lũ được thị trường ưa chuộng, người tiêu dùng mua với giá cao nên đây được xem là mùa “ăn nên làm ra” của người dân vùng lũ.
 
Ca, tom o at do ve mua nuoc lu giup dan mien Tay thu nhap
Lũ về, nước tràn đồng, không chỉ bắt cá đồng, chuột đồng, ếch đồng...người dân vùng lũ Long An còn bắt được cả những con rắn to theo nước tràn về... 

Ca, tom o at do ve mua nuoc lu giup dan mien Tay thu nhap
Mùa nước nổi ở miền Tây có hàng chục loại lọp dùng để đánh bắt cá đồng, trong đó có loại lọp dùng để bắt cua. 
Theo anh Nguyễn Văn Vẹn (xã Hưng Điền B, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An), cá linh, lươn, chuột, rùa, rắn,... là những sản vật “trời phú” đặc trưng của vùng lũ. Đặc biệt, cá linh là loại cá chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong năm vào mùa lũ. Hiện loài cá này bắt đầu xuất hiện trên các cánh đồng ở đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu,... cá linh thịt ngọt, xương mềm, nhiều người ưa chuộng nên mỗi khi mùa lũ đến, người dân ở đây lại rủ nhau đi đánh bắt cá linh...
 
Ca, tom o at do ve mua nuoc lu giup dan mien Tay thu nhap
Cá, cua, rắn,... - nguồn lợi thủy sản mang lại thu nhập đáng kể cho người dân vùng lũ. 
“Cứ đầu mùa lũ là cả gia đình tôi chuẩn bị đặt lú bắt cá linh. Trung bình vài ngày, 10 miệng lú có thể bắt được vài chục ký cá linh nếu trúng mùa. Với giá bán cá linh trên 100.000 đồng/kg như hiện nay, đến hết mùa lũ, kiếm được vài chục triệu đồng là chuyện bình thường. Không chỉ có cá linh, các loại cá khác: Rô, trê, lóc, bống, chạch hay ếch, lươn, chuột, rắn,... cũng được nhiều người đánh bắt bán cho các thương lái” - anh Vẹn cho biết.
 
Anh Ngô Bá Tòng (xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng) chia sẻ: “Mấy ngày nay, nước ở đầu nguồn đổ về và cao hơn bình thường. Với người dân ở đây, mùa nước về như tín hiệu ấm no, vì vậy nhiều gia đình đang hối hả chuẩn bị ghe, lưới đi đánh bắt cá, tôm,...Các loại cá nước, chim trời phía thượng nguồn thường theo nước lũ tràn về, nước càng nhiều, sản vật sẽ càng phong phú, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều người dân. Mùa lũ năm nay, ngoài giăng lưới bắt cá, tôi còn đặt cua để bán. Với 200 lọp, trung bình mỗi ngày tôi kiếm được 300.000 đồng...”
Lũ sớm, nước lên nhanh, trượt mẻ cá đầu nguồn
 
“Lũ năm nay về nhanh, không kịp trở tay nên mất đứt mẻ dớn đón cá đầu nguồn” - ông Trần Văn Nghĩa (xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng) nói trong tiếc nuối.
 
 
 
Ông Nghĩa là người có thâm niên trong nghề đặt lọp hơn chục năm. Theo ông, mọi năm, cá, tôm đầy đồng, con nước lớn nên chỉ cần một đêm thả lọp là sáng hôm sau phải gánh từng rổ về. Cá, tôm tươi ngon đem ra chợ bán một chút là hết, nhiều khi chưa kịp mang ra chợ đã bán sạch ở đầu ngõ. Trung bình 1 đêm, ông kiếm được vài triệu đồng.
 
Tuy nhiên, năm nay lũ về sớm lại lên rất nhanh khiến cho việc đánh bắt cũng không thuận lợi. Bây giờ, cả gia đình ông với hơn 1.000 cái lọp giăng khắp từ đồng gần đến đồng xa nhưng thu nhập chỉ khoảng 1 triệu đồng/ngày. Ngoài làm lọp bắt cá, ông còn làm để bán cho người dân trong vùng. Trước đây, trung bình mỗi mùa lũ, ông bán được vài trăm cái lọp nhưng năm nay số lượng bán ra ít hơn nên thu nhập giảm.
 
 
 
Theo anh Đỗ Văn Thiện (xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa), nghề đánh bắt cá mùa lũ thu nhập rất bấp bênh. Anh Thiện trầm ngâm: “Làm nghề này, mấy ai giàu có. Sau khi thu hoạch xong lúa Hè Thu, lũ về, nông dân không thể canh tác thì đành kiếm sống bằng nghề đánh bắt cá. Hễ đến mùa lũ, cha con tôi đặt lú, giăng lưới bắt cá. Được năm lũ lớn, chỉ vài con nước là kiếm cả chục triệu đồng. Còn năm nào lũ nhỏ, cá chạy ít thì kiếm cũng được dăm ba triệu đồng”.
 
“Những ngày qua, do đầu vụ nên giá cá, tôm mùa nước nổi đang ở mức cao. Trung bình mỗi ngày, cha con tôi kiếm được 500.000 đồng, đủ tiền trang trải cuộc sống gia đình” - anh Thiện tâm sự.

Theo Huỳnh Phong/Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập200
  • Hôm nay33,950
  • Tháng hiện tại212,517
  • Tổng lượt truy cập90,275,910
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây