Học tập đạo đức HCM

Cam mất mùa, dân Cẩm Yên buồn không màng Tết

Thứ năm - 19/01/2017 20:45
Trong khi những người gieo hạt đang phấn khởi khi nhìn thấy sự đơm hoa kết trái, nguồn thu nhập từ thành quả lao động trong mỗi phiên chợ tết thì những người trồng cam ở xã Cẩm Yên, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lại lặng lẽ một nỗi buồn bởi cam tết mất mùa..

Con đường vào thôn Yên Thành vắng ngắt, buồn tênh trong mưa phùn, gió bấc. Khác với không khí tấp nập mọi năm, nhịp sống ở thôn trồng cam cũng lặng lẽ hơn khi thiếu bóng dáng thương lái dập dìu vào mua cam để kịp những phiên chợ tết. Được biết, từ lâu, cây cam chanh ở Cẩm Yên đã có chỗ đứng trong lòng khách hàng gần xa bởi chất lượng, hương vị đặc trưng.

cam mat mua dan cam yen buon khong mang tet

Vườn cam nhà ông Nguyễn Thế Lợi thất thu do bị rụng quả

Sản phẩm cam Cẩm Yên không nhiều nhưng lại nổi trội về chất lượng, đó là vị ngọt đậm đà với hương thơm đặc trưng, tép vàng, mọng nước, màu quả đẹp. Điều quan trọng nữa là cam luôn chín vào dịp tết nên đây là nguồn thu nhập khá của người dân. Thế nhưng, năm nay, cam mất mùa, không khí tết không còn rộn ràng như trước.

Lặng nhìn vườn cam mênh mông với 200 gốc chỉ toàn lá xanh, ông Hoàng Văn Đạt không giấu được nỗi buồn: “Mỗi năm, dịp này, chúng tôi vui lắm. Bởi đó là mùa trông chờ nhất của những người trồng cam Cẩm Yên. Thương lái và cả những người tiêu dùng tìm về tận vườn, giá cam có lúc lên tới 100 ngàn đồng/kg. Năm trước, vườn cam của tôi cho thu hoạch gần trăm triệu đồng. Nhưng năm nay mất mùa, chất lượng không được tốt, màu sắc không đẹp nên thu nhập chỉ còn khoảng vài chục triệu mà thôi”.

Nỗi buồn của ông Đạt cũng là nỗi niềm chung của hàng chục hộ trồng cam có quy mô lớn ở Cẩm Yên. Những trận mưa kéo dài, lũ lụt khiến cây cam ngập úng, rụng quả, nhiều cây bị chết. Ông Nguyễn Văn Quý cho biết: “Chúng tôi nhìn vào 100 gốc cam trong vườn với hy vọng có thêm nguồn thu để mua một số vật dụng gia đình và đón tết. Thế nhưng, năm nay, niềm hy vọng ấy trôi theo lũ lụt, bởi sau khi nắng lên, cam thi nhau rụng quả, ước tính mất khoảng 50% sản lượng. Cả vườn chỉ sót lại vài chục cây nhưng sản lượng cũng không đáng kể. Gắng bòn mót cũng chỉ được vài chục triệu đồng”.

cam mat mua dan cam yen buon khong mang tet

Vườn cam nhà ông Nguyễn Văn Quý còn sót lại những quả cam hiếm hoi...

Nhà bên cạnh - hộ ông Nguyễn Thế Lợi cũng đang rầu rĩ khi vườn cam 65 gốc bị rụng gần hết. Ông cho biết: “Tất cả mọi khoản tiêu tết đều nhìn vào cam, thế nhưng, năm nay mất mùa, gắng lắm cũng chỉ được trên chục triệu đồng. Không khí tết cũng chẳng còn rộn ràng như trước. Gia đình tôi còn đỡ, chứ mất nhiều nhất là gia đình ông Hoàng Văn Mại - hơn 400 gốc cam hầu như mất trắng, nhiều cây ngập úng bị chết, thật xót xa”.

Với người trồng cam là nỗi buồn khi mất mùa thu hoạch. Còn với chính quyền địa phương là cả nỗi lo khi loại cây đặc sản làm nên thương hiệu của vùng đất sẽ bị mai một.

Phó Chủ tịch UBND xã Trần Trung Phong cho biết: “Trước đây, Cẩm Yên có rất nhiều hộ trồng cam, nhưng nay, quy mô từ 50 gốc trở lên chỉ còn khoảng 20 hộ. Còn lại, các gia đình khác do cam lão hóa, đất trũng nên đã chuyển sang trồng các loại cây khác, chỉ để lại dăm ba cây cho con cháu ăn mà thôi. Để phát triển giống cam Cẩm Yên, cách đây 2 năm, xã đã quy hoạch vùng trồng cam có quy mô 20 ha. Cùng với đó, Quyết định 42 của xã về việc hỗ trợ 5 triệu đồng mỗi hộ nếu trồng từ 50 gốc trở lên cũng chưa thể trở thành cú hích cho bà con trong việc phát triển loại cây ăn quả này”.

Hơn 2 năm trôi qua, vùng đất 20 ha quy hoạch để trồng cam vẫn chưa có duyên với loại cây này. Bởi theo người dân, đây là vùng trũng, hệ thống thoát lũ từ Cẩm Yên đi sang Thạch Hội, Thạch Thắng (Thạch Hà) kém nên tình trạng rụng quả là điều không tránh khỏi. Đề án phát triển cây cam chưa thể thực hiện.

Theo Phan Trâm-Thúy Ngọc/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập178
  • Hôm nay42,982
  • Tháng hiện tại970,673
  • Tổng lượt truy cập93,348,337
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây