Học tập đạo đức HCM

Càng áp lực, càng tin thế nước đang lên

Thứ ba - 06/02/2018 20:54
Nhận nhiệm vụ ở các lĩnh vực hóc búa của nền kinh tế như tái thiết các doanh nghiệp nhà nước “đắp chiếu”, cải cách tiền lương, cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập… Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chia sẻ, “càng áp lực, càng có thêm nhiều niềm tin thế nước đang lên”

“Đừng chưa lâm trận đã sợ”

Lần đầu tiên, Chính phủ có Ban chỉ đạo xử lý tồn tại, vướng mắc ở 12 dự án yếu kém. Trong khi ai cũng ngại phải đụng vào thứ “đắp chiếu”, được giao là Trưởng Ban Chỉ đạo này, ông có cảm xúc thế nào?

Rất xót xa, dù “đắp chiếu”, thì đó đều là tài sản của Nhà nước, là tiền thuế của dân. Vì vậy, dẫu có ngại, thì cũng phải cố gắng tìm ra được những giải pháp tốt nhất để làm sao khắc phục thiệt hại ở mức thấp nhất, chứ nếu tiếp tục để chậm trễ, dự án nghìn tỷ đồng mà cứ phơi gió, phơi sương, thì biết nói thế nào với dân? Đảng, Chính phủ, Quốc hội đều đặc biệt quan tâm và Thủ tướng đã thành lập riêng một Ban Chỉ đạo để tập trung cao độ cho việc giải quyết có kết quả 12 dự án yếu kém.

- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm HTX trồng rau sạch Tân Tiến, Lâm Đồng, tháng 7/2017.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm HTX trồng rau sạch Tân Tiến, Lâm Đồng, tháng 7/2017.
Khi bắt đầu công việc này, tôi có động viên anh em trong Ban Chỉ đạo là, đừng chưa lâm trận đã sợ, nếu như  để dự án chết là mất hết. Tuân theo nguyên tắc hiệu quả, xác định còn khởi động lại được, còn cứu được là phải cố gắng khởi động lại, cố gắng cứu. Phải cân nhắc, tính toán kỹ từng phương án theo nguyên tắc là không cấp thêm nguồn lực từ ngân sách nhà nước để xử lý khó khăn, tồn tại của Dự án; bảo toàn tài sản nhà nước ở mức cao nhất, giảm thiểu thiệt hại ngân sách nhà nước và vẫn phải hài hòa các lợi ích.
Theo đó, việc xử lý các Dự án thua lỗ, kém hiệu quả phải bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc của thị trường, nhưng phải tính đến các vấn đề an sinh xã hội, bảo đảm lợi ích, không bỏ rơi người lao động và đảm bảo sự phát triển bền vững của các ngành kinh tế lớn của đất nước.
“Trong hai năm qua, điều mà tôi tâm đắc nhất là, chúng ta dù phải chật vật giải quyết những tàn dư yếu kém tích tụ, tồn đọng từ lâu trong nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, nhưng thế nước vẫn đang ngày càng đi lên”.
Đặc biệt, trong xử lý lần này, đi đến cùng trách nhiệm. Phải xác định rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầu tư, từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thẩm định, phê duyệt đến tổ chức thực hiện đối với các dự án thua lỗ, kém hiệu quả. Đến hết năm 2018 phải có chuyển biến căn bản về kết quả xử lý các dự án, doanh nghiệp; đến hết năm 2020 cơ bản xử lý xong các tồn tại, vướng mắc và yếu kém của các dự án.

 

Với quyết tâm như vậy và với những lần đi thị sát thực tế cho thấy tình hình không đến mức quá bi quan. Như các dự án đạm, DAP 1&2 của Tập đoàn Hoá chất đã khởi động lại, nhìn thấy được những kết quả… Quá trình xử lý 12 dự án này đến hết năm 2017, đang theo đúng tiến độ đề ra và theo chiều hướng tích cực hơn. Tất cả những gì chúng ta quyết tâm thì chúng ta đều đang thực hiện được, nhất là về vấn đề đi đến cùng trách nhiệm, từng bước khôi phục lại niềm tin của nhân dân.
“Hợp vía, hợp mệnh”

Ngoài đảm đương khối lượng việc rất lớn ở Chính phủ, ông còn thực hiện các Đề án theo yêu cầu của Trung ương và Bộ Chính trị như cải cách tiền lương, cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập…Nhận nhiệm vụ ở những lĩnh vực rất khó, có khi nào ông thấy đuối sức?

Đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới, với quá nhiều khó khăn. Trong khi tham nhũng chưa được đẩy lùi và vẫn là nguy cơ đối với sự tồn vong của chế độ như Trung ương Đảng đã nhận định, thì trong phát triển kinh tế xã hội là tình hình khó khăn của thu chi ngân sách nhà nước, thiên tai bão lụt liên miên, tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", "trên bảo dưới không nghe", kỷ cương phép nước bị buông lỏng còn diễn ra ở nhiều nơi...

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khảo sát tại một HTX trồng cam ở Hòa Bình, tháng 8/2017
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khảo sát tại một HTX trồng cam ở Hòa Bình, tháng 8/2017

Trong bối cảnh như vậy thì không có nhiệm vụ nào là dễ dàng cả và chắc có lẽ không còn thời gian để cảm thấy nản chí hay là  đuối sức. Vì mặc dù gặp rất nhiều thách thức, nhưng đất nước đang hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện những cải cách. Thực tế này đòi hỏi phải thực hiện sớm thì chúng ta mới có thể kịp nắm lấy những cơ hội phát triển, mà điều luôn nung nấu, mong mỏi trong mỗi chúng ta là phải làm thế nào để tình hình chuyển biến thực sự. Và muốn vậy, không còn cách nào khác, trước hết, phải hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.

Nhiều áp lực nhưng có lẽ ông vẫn là một lãnh đạo “hài hước”, như khi ông cho rằng việc điều hành giá cả năm 2017  thành công vì các bộ ngành “hợp vía”, nên phối hợp rất nhịp nhàng?

Đó chỉ là cách nói vui thôi. Nhưng có một thực tế thấy rõ rằng không chỉ trong lĩnh vực điều hành giá cả mà trong điều hành cả nền kinh tế, đã có sự phối hợp khá nhịp nhàng. Chẳng hạn, có một câu mà giới chuyên gia của chúng ta hay nói nhiều năm trước là “chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đồng sàng dị mộng”, thì giờ không thấy họ nói nữa.

Nhìn rộng ra trong cả hệ thống chính trị, thì như đánh giá của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Chính phủ và các địa phương cuối tháng 12/2017, các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận, các bộ, ban, ngành, đoàn thể phối hợp công tác với nhau ngày càng ăn khớp, nhịp nhàng, kịp thời hơn.

 

“Tôi thích triết lý về “vô vi”. Làm lặng lẽ, “vô vi”, nhưng phải mang lại hiệu quả cao. Đón nhận áp lực, chấp nhận thách thức như là cơ hội để thử sức mình”
Đặc biệt là có sự đồng tình, ủng hộ, cổ vũ, động viên, đóng góp ý kiến kịp thời của cán bộ, đảng viên, các đồng chí lão thành, các tầng lớp nhân dân, các cơ quan thông tin, báo chí,... tạo nên sức mạnh tổng hợp đồng tâm nhất trí của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội.

 

 Về cá nhân, thì tôi cho rằng, muốn hoàn thành tốt nhất nhất công việc của mình, nhiệm vụ của mình, thì phải có được sự cân bằng nhất định. Như ngày xưa trong thời chiến, đối diện giữa sự sống và cái chết, đồng bào và chiến sỹ ta còn luôn thấy “cuộc đời vẫn đẹp sao”…

Lấp lánh theo thời gian

Theo phân công của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng đều có dấu ấn rất riêng, được người dân biết đến như  ông chống lụt bão, ông xây nông thôn mới, …Ông thấy thế nào khi người dân gọi mình là “ông” nông thôn mới?

Tôi được Thủ tướng giao làm Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới là một giải pháp quan trọng để thực hiện Nghị quyết số 26 của Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Sau một thời gian từ cuối năm 2015 và những tháng đầu năm 2016, xây dựng nông thôn mới có dấu hiệu chững lại thì đã khởi sắc trở lại, nhất là từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 36 vào tháng 12/2016. Nhiều địa phương đã xây dựng các mô hình nông thôn mới, giảm nghèo bền vững với các tiêu chí cao hơn tiêu chí của Trung ương công bố. 

Và đến nay, xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào thu hút sự tham gia sâu rộng của người dân, đã có sự chuyển biến rõ nét về chất lượng và đi vào chiều sâu. Không chỉ tôi, mà chắc hẳn ai cũng cảm thấy tự hào khi được người nông dân biết đến là “ông nông thôn mới”. Nhưng để tạo ra được những thành quả, thì không có riêng “ông” nào, mà là của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương và đặc biệt là sự nỗ lực rất lớn của chính người dân.

Từ Chương trình xây dựng nông thôn mới, có thể rút ra được những bài học gì trong các Chương trình hành động khác mà Chính phủ đang quyết liệt thực thi, thưa ông?

Chương trình xây dựng nông thôn mới đem lại cho Chính phủ nhiều bài học kinh nghiệm quý giá trong huy động sức dân xây dựng kinh tế, hạ tầng nông thôn, bài học dân làm chủ, người dân với quyền năng của mình sẽ giám sát hiệu quả các hoạt động xã hội. Đó là những bài học cơ bản, qua những thời kỳ lịch sử khác nhau vẫn lấp lánh những giá trị cốt lõi đối với nền quản trị quốc gia.

Nhìn từ việc triển khai xây dựng nông thôn mới trong 8 năm qua và sự chuyển biến mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư, chúng ta hoàn toàn có niềm tin và hy vọng rằng đời sống người dân ở vùng nông thôn của chúng ta sẽ đổi thay nhanh chóng, khấm khá hơn, khang trang hơn.

Tuy nhiên, điều tôi vẫn còn trăn trở là làm sao phải giữ được nền nếp, bản sắc văn hoá riêng có của mỗi vùng. Nhưng tôi tin rằng, khi văn hoá là nền tảng quan trọng của phát triển du lịch và cùng với nhận thức và trình độ của người dân ngày một nâng lên thì văn hoá sẽ được bảo tồn bền vững và tạo ra giá trị cho cộng đồng và người dân.

Tác giả bài viết: Đoàn Trần (thực hiện)

Nguồn tin: tapchitaichinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập1,006
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm1,005
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại789,760
  • Tổng lượt truy cập93,167,424
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây