Học tập đạo đức HCM

Cây trồng biến đổi gen, lý thuyết và trong thực tiễn cuộc sống

Chủ nhật - 04/12/2016 21:51
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Viện KHKTNN Duyên hải Nam Trung Bộ mới tổ chức hội thảo “Công nghệ sinh học và tiềm năng ứng dụng tại Việt Nam” tại Bình Định.
Quang cảnh buổi hội thảo

Hội thảo đã “giải mã” nhiều boăn khoăn và tiềm năng phát triển của cây trồng biến đổi gen tại nước ta.
 

Cứu cánh của ổn định lương thực

Theo GS.TS Lê Huy Hàm, nếu tính bình quân đầu người thì Việt Nam là 1 trong những nước có quỹ đất thấp nhất thế giới.

“Đất SXNN ở Việt Nam ngày càng teo dần, mỗi năm mất đi từ 50.000-70.000 ha đất nông nghiệp. Trong khi đó dân số người Việt không ngừng tăng, dự báo sẽ đạt mốc 100 triệu người trong thời gian không xa. Vấn đề lương thực sẽ là áp lực lớn trong bối cảnh tiềm năng SXNN ở nước ta bị hạn chế do nạn xói mòn đất, bóc lột đất quá mức, thay đổi môi trường và đặc biệt là thiếu đất canh tác. Để giải quyết vấn đề lương thực trong bối cảnh tài nguyên đất đai ngày càng cạn kiệt, 1 trong những giải pháp là phải ứng dụng công nghệ sinh học vào SX”, GS.TS Lê Huy Hàm khẳng định.

Ở nước ta, từ năm 2006 đến 2010, Chính phủ đã cho phép thử nghiệm trên đồng ruộng những loại cây trồng biến đổi gen được chọn như: Ngô, đậu tương, bông. Từ năm 2011 đến năm 2015 cây trồng biến đổi gen được thương mại hóa. Dự kiến đến năm 2020, diện tích các loại cây trồng biến đổi gen được chọn sẽ chiếm từ 30-50% diện tích gieo trồng.

Theo GS.TS Lê Huy Hàm, sở dĩ Chính phủ chọn ngô và đậu tương trong 3 loại cây tiên phong trong việc ứng dụng cây trồng biến đổi gen vào SX là nhằm làm giảm áp lực về nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Áp lực này là rất lớn, năm 2012 Việt Nam cần 11 triệu tấn TĂCN, trong khi đó trong nước chỉ SX được 4,6 triệu tấn, phải nhập 6,1 triệu tấn.

Ngành SX TĂCN cũng thiếu nguyên liệu trầm trọng. Trong thời gian gần đây, nhập khẩu ngô để SX TĂCN của Việt Nam tăng đột biến, riêng năm 2015 phải nhập 7,6 triệu tấn; đậu tương cũng thế, phải nhập khẩu đến 95%.

“Đưa giống ngô và đậu tương biến đổi gen vào SX sẽ giải được bài toán về nguyên liệu SX TĂCN, vì sản lượng các loại cây biến đổi gen sẽ được tăng lên 22%”, GS.TS Lê Huy Hàm cho biết.
 

Cây trồng biến đổi gen trong thực tiễn cuộc sống

Tại hội thảo, nhiều băn khoăn chung quanh cây trồng biển đổi gen được đặt ra. Một giảng viên trường Đại học Phú Yên lo lắng: “Liệu hạt giống trong quá trình chuyển đổi gen có làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe người tiêu dùng sản phẩm này không?”.

09-31-46_2
Ảnh minh họa

GS.TS Lê Huy Hàm cho biết: “Ví như giống ngô ĐK888 thích ứng rộng, năng suất chất lượng tốt, nhưng nó thường bị sâu đục thân gây hại. Các nhà khoa học đưa gen kháng sâu đục thân vào và tìm cách giữ lại hoàn toàn các đặc tính khác của giống ĐK888. Do vậy, chất lượng của sản phẩm không khác gì với giống truyền thống trước đó. Còn về sự an toàn của sản phẩm cây trồng biến đổi gen, tôi xin dẫn ra thực tế tại một số nước tiên tiến để minh chứng.

Tại Hoa Kỳ, diện tích trồng đậu tương biến đổi gen chiếm 93%, ở Brazil 92%, Argentina 100%, Canada 98%; về ngô biến đổi gen tại Hoa Kỳ chiếm 90%, Brazil 81%, Argentina 95%, Canada 98%. Riêng tại Hoa Kỳ, những sản phẩm biến đổi gen 1 nửa được sử dụng trong nước và 1 nửa để xuất khẩu. Họ là những nước tiên tiến, có hệ thống an toàn thực phẩm chắc chắn, nếu sản phẩm cây trồng biến đổi gen có hại thì họ đã không sử dụng”.

Trả lời câu hỏi của 1 giảng viên của Đại học Quy Nhơn về việc ứng dụng cây trồng biển đổi gen ở Việt Nam hiện nay thế nào? GS.TS Lê Huy Hàm cho biết: “Những cây trồng biến đổi gen được đưa vào SX tại Việt Nam phải được 5 quốc gia phát triển trên thế giới sử dụng cùng 1 mục đích. Bởi các nước phát triển đang sử dụng các giống ấy đều có hệ thống khoa học rất chắc chắn, họ đã ứng dụng rộng rãi thì mình không còn phải lo gì”.

Một vấn đề khác được ông Đinh Quốc Huy, cán bộ Viện KHKTNN Duyên hải Nam Trung bộ nêu tại hội thảo thu hút được nhiều quan tâm. “Khi làm giống ngô biến đổi gen thấy hiệu quả chắc chắn nông dân sẽ sử dụng đại trà, liệu các đơn vị SX giống ngô truyền thống trong nước có đủ sức cạnh tranh với các công ty SX giống ngô biến đổi gen của nước ngoài không?”, ông Huy bày tỏ.

GS Hàm thừa nhận: Đó sẽ là cuộc cạnh tranh không dễ dàng tí nào. Khi chưa áp dụng giống ngô biến đổi gen vào SX, thời điểm các công ty SX giống cây trồng đa quốc gia thâm nhập vào thị trường Việt Nam thì các công ty trong nước đã cạnh tranh chới với rồi. Thậm chí Viện Nghiên cứu Ngô còn định chuyển sang làm các đối tượng khác. Tuy nhiên, đây là vấn đề không thể tránh. Việt Nam đã tham gia WTO, tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thì mình không thể cấm cửa các doanh nghiệp nước ngoài vào làm ăn.

“Sử dụng cây trồng biển đổi gen sản lượng sẽ tăng 22%, lợi nhuận của nông dân tăng lên 68%. Về môi trường sẽ giảm phân bón, thuốc trừ sâu, đảm bảo được sức khỏe cho nông dân”, GS.TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp.

 

DƯƠNG LAM
Nguồn: NNVN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập185
  • Hôm nay33,404
  • Tháng hiện tại874,605
  • Tổng lượt truy cập93,252,269
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây