Học tập đạo đức HCM

Tân Kỳ: Tăng thu nhập cho nông dân từ các mô hình

Thứ hai - 05/12/2016 07:36
Huyện Tân Kỳ có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp như trong trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Những năm qua, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình cây trồng, vật nuôi cho thu nhập cao.

Xây dựng cánh đồng mía 100 tấn/ha

Mía nguyên liệu là cây trồng chủ lực của bà con xã Tân Xuân (Tân Kỳ) hơn 20 năm qua. Tuy nhiên, do canh tác theo phương thức truyền thống, chủ yếu bằng sức người, sức trâu, nên năng suất và chất lượng cây mía không cao. Đầu năm nay, với sự hỗ trợ của Công ty cổ phần Mía đường Sông Con, xã Tân Xuân đã quyết định dồn điền đổi thửa làm mô hình mẫu với diện tích 50 ha mía giống Thái Lan.

Ruộng mía được trồng theo phương thức mới, cho năng suất cao ở xóm Thanh Trà, xã Tân Xuân (Tân Kỳ).
Ruộng mía được trồng theo phương thức mới, cho năng suất cao ở xóm Thanh Trà, xã Tân Xuân (Tân Kỳ).

Ông Trương Văn Thủy - xóm trưởng xóm Thanh Trà, xã Tân Xuân phấn khởi: “Từ khi áp dụng phương pháp canh tác mới này, năng suất và chất lượng mía của bà con đã nâng lên rõ rệt. 1 ha đạt 100 tấn, cao hơn trước 30 tấn/ha".

Phương thức sản xuất mới, theo ông Thủy cho biết, nhà máy hỗ trợ máy cày 3 chảo, đất được cày sâu tới 30 cm, mía được trồng hàng kép, luống rộng 1,3 m (trước đây bà con trồng hàng đơn, luống rộng 90 cm), vì vậy mật độ mía dày hơn. Hơn nữa, giống mía được thay thế bằng giống mới KK2 và Việt đường, ít sâu bệnh.

Chị Phan Thị Ngữ - cán bộ nông nghiệp xã Tân Xuân cho biết: Toàn xã hiện có 370 ha đất trồng mía, trong đó mía làm theo phương thức sản xuất mới là 50 ha. Năng suất của loại mía này xấp xỉ 100 tấn/ha so với 60 tấn/ha cách làm cũ.

Đây là vụ đầu tiên áp dụng cách làm này nên đa phần mía sau khi thu hoạch sẽ được làm giống để nhân rộng trong các năm tiếp theo”. Từ công việc cày đất đến đặt giống xuống rãnh, đều áp dụng cơ giới. Các hộ dân trồng mía được Công ty Mía đường Sông Con hỗ trợ mùn mía có tác dụng cải tạo đất, đồng thời sử dụng vôi để xử lý phèn chua.

Điều đặc biệt trong cách làm mới này là bà con chuyển từ trồng mía đơn sang trồng mía kép, việc làm này giúp tăng số lượng cây trên một đơn vị diện tích nên sản lượng mía tăng lên đáng kể.

Ông Nguyễn Bá Quý – Phó Giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Sông Con cho biết: Vụ mía 2015 – 2026, công ty hỗ trợ xây dựng 2 cánh đồng mía thu nhập cao với diện tích 100 ha, trong đó 50 ha ở Tân Xuân và 50 ha ở xã Nghĩa Đồng. Niên vụ 2016 – 2017 này, công ty tiếp tục hỗ trợ xây dựng 100 ha mía thu nhập cao trên địa bàn huyện.

Trại bò thịt giống Úc của Công ty TNHH Kiều Phương.
Trại bò thịt giống Úc của Công ty TNHH Kiều Phương.

Đẩy mạnh chăn nuôi bò sữa

Gia đình anh Nguyễn Hùng Sơn ở xóm 3, xã Nghĩa Hợp là hộ đầu tiên của huyện Tân Kỳ đầu tư chăn nuôi bò sữa. Đầu năm 2014, qua các phương tiện thông tin đại chúng và trực tiếp tham quan một số mô hình chăn nuôi bò trong và ngoài tỉnh, gia đình anh Sơn đã quyết tâm đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng chuồng trại và nuôi 4 con bò sữa đã trưởng thành.

Thời gian đầu, gia đình khá lúng túng khâu kỹ thuật chăm sóc, nhưng được cán bộ của Công ty sữa Vinamilk hướng dẫn nên anh chị đã áp dụng thành công quy trình chăn nuôi bò sữa một cách thành thục. Đến nay, đàn bò sữa của anh đã hơn 20 con, mỗi ngày cho gia đình từ 1 - 1,5 triệu đồng/ngày. 

Từ hiệu quả mô hình chăn nuôi bò sữa của gia đình anh Nguyễn Hùng Sơn, nhiều hộ dân trong và ngoài xã đã đến tham quan học tập, đầu tư xây dựng chuồng trại, mua bò sữa về nuôi, như gia đình anh Nguyễn Văn Mạnh, Trần Duy Cường, Chu Văn Loan ở xóm 3, xã Nghĩa Hợp.

Điển hình, có gia đình anh Nguyễn Thu Ngoạn ở xóm 11, xã Nghĩa Đồng đã đầu tư trên 5 tỷ đồng để xây dựng trang trại chăn nuôi bò sữa với tổng đàn 50 con. Trang trại của anh Ngoạn được xây dựng trên cánh đồng rộng tới 5 ha, trong đó anh dành 1 ha xây dựng chuồng trại, còn lại 4 ha trồng cỏ voi, đảm bảo đủ thức ăn thô cho đàn bò.

Trang trại chăn nuôi lợn của bà trần Thị Nga, xã Tân Phú mở rộng quy mô lên 800 con lứa
Trang trại chăn nuôi lợn của bà Trần Thị Nga, xã Tân Phú mở rộng quy mô lên 800 con/ lứa.

Trang trại lợn thịt lớn nhất huyện

Trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Tân Kỳ không ngừng phát triển, nhiều chủ trang trại làm ăn có lãi đã đầu tư mở rộng quy mô. Bà Trần Thị Nga, xã Tân Phú, cách đây 5 năm đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn quy mô 300 con/lứa. Giữa năm 2016, nhận thấy kinh tế trang trại đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình, chị đã đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại nâng quy mô lên 800 con/lứa.

Bà Nga hồ hởi: Sự quan tâm, khuyến khích của chính quyền địa phương là động lực giúp tôi thêm nghị lực trong phát triển chăn nuôi. Sau nhiều năm gắn bó với trang trại, thấy rằng, làm nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi chịu tác động rất nhiều đến thị trường, do vậy chủ trang trại cần có kiến thức, có vốn và chủ động tìm thị trường.

Ông Nguyễn Bá Thức – Trưởng phòng Nông nghiệp  huyện Tân Kỳ cho biết: Trên cơ sở những cây trồng, vật nuôi của địa phương, huyện tập trung chỉ đạo tạo điều kiện cho người dân áp dụng cách thức sản xuất mới, nhằm tăng thu nhập cho người nông dân.

Có thể thấy, nhiều mô hình, cách làm hay của người dân đã được khẳng định tính hiệu quả như: Mô hình trồng mía bằng phương thức thâm canh mới ở Tân Xuân, Nghĩa Đồng; trồng ngô sinh khối ở các xã dọc sông Con; các trang trại, gia trại chăn nuôi bò sữa ở Nghĩa Đồng, Nghĩa Hợp, chăn nuôi bò thịt ở Nghĩa Dũng; trang trại chăn nuôi lợn thịt ở Tân Phú, Nghĩa Hoàn, Giai Xuân, Nghĩa Hành…

Đặc biệt, trong 2 năm nay, trên địa bàn huyện đã xuất hiện 10 trang trại chăn nuôi gà thịt, quy mô trên 1 nghìn con/trang trại.  

Theo Xuân Hoàng - Quang An/ Báo Nghệ An

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập260
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại184,106
  • Tổng lượt truy cập90,247,499
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây