Học tập đạo đức HCM

Chàng trai trút “sơ mi cắm thùng” khoác áo nông dân

Thứ hai - 29/06/2015 22:05
Anh Phùng Đức Kiên (thị trấn Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội) là chủ trang trại chăn nuôi lợn và gà với tổng doanh thu hàng tỉ đồng/năm. Vừa qua, anh được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng giải thưởng Lương Định Của dành cho thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi.
Bỏ việc nhà nước về nuôi gà
 
Anh Phùng Đức Kiên, sinh năm 1979. Đến nay anh đã có thâm niên gần 10 năm chăn nuôi. Thuở mới lớn, anh Kiên cũng như bao bạn trẻ đồng trang lứa khác luôn mong muốn được học hành đến nơi đến chốn để thoát li nông nghiệp. Năm 2002, anh thi đỗ vào trường Trung cấp Thương mại và Du lịch Hà Nội. Cũng từ đó, anh tự tìm ra một hướng đi trong sự nghiệp.
 

 

 Anh Phùng Đức Kiên
 
Vốn thông minh, học tốt nên anh ra trường với tấm bằng loại khá và được nhận vào khu du lịch Đồng Mô (Hà Nội) làm việc. Không phải sinh viên nào hễ ra trường là xin được việc làm đúng chuyên ngành. Mặc dù, đồng lương của anh không cao nhưng ngoài giờ làm ở công ty, anh đi làm thêm, hàng tháng cũng có thu nhập 7- 8 triệu đồng. Đấy là mức thu nhập nhiều người mơ ước.
 
Vốn năng động nên anh Kiên không ngừng tạo ra những phương thức làm ăn mới ra tiền. Sau khi bén việc trong doanh nghiệp nhà nước, anh đồng thời mở một nhà hàng lớn ở thị xã Sơn tây (Hà Nội), kinh doanh khá thành công.
 
Những tưởng chàng trai này sẽ bằng lòng với công việc của mình. Tuy nhiên, sau khi gặp gỡ một số người bạn thành công, thất bại trong chăn nuôi, anh lại nảy sinh ý tưởng thiết lập mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi để làm giàu.
 
“Mình thấy đứng ra thành lập trang trại sẽ tự làm chủ, không phải phụ thuộc ai, làm ăn tốt thì sẽ giàu. Hơn nữa, mô hình trang trại lại tận dụng được đất và nhiều sản phẩm từ nông nghiệp vốn nhà có sẵn”, anh Kiên nói.
 
Còn khi làm việc trong doanh nghiệp nhà nước, anh diện quần áo đẹp, sáng ngày đến công ty, hết giờ hành chính thì về nhà, nhàn bản thân, song tiền lương hàng tháng lẫn thu nhập từ làm thêm vẫn không thể giàu.
 
Bởi vậy, năm 2007, anh Kiên từ bỏ công việc tại khu du lịch Đồng Mô, thanh lí toàn bộ nhà hàng, tập trung về quê nuôi lợn và gà. Anh trở thành người nông dân.Cùng với số vốn tích cóp được sau gần 5 năm làm việc, anh vay mượn thêm của anh em, bạn bè gần 300 triệu đồng, đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi dành riêng cho lợn và gà. Sau đó, anh mua 10 con lợn ngoại giống, 1000 con gà về nuôi thử nghiệm.
 
Vỡ ra nhiều điều từ vấp ngã
 
Chuỗi ngày vất vả lại đến với hai vợ chồng trẻ khi bắt tay vào mô hình kinh tế mới. “Ban đầu chưa có kiến thức, kĩ thuật chăm sóc lợn ngoại, gà mía nên mình phải tự mày mò học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi ở khắp nơi. Tuy vậy, mình cũng không tránh khỏi thất bại”- anh Kiên cho hay.
 
Nhìn đàn lợn con đầu tiên ra đời bị chết, vợ chồng anh xót của và chán nản. Cú sốc ấy khiến người mới bước vào nghề như anh hoang mang nhưng không chùn bước. Anh lại ra sức học hỏi từ bác sĩ thú y, người đi trước và tham gia các khóa học hỗ trợ kiến thức chăn nuôi.
 
Anh Kiên chia sẻ: “Tìm hiểu, mình mới biết, gần 100 lợn con chết do không được tiêm đủ tiêu văc-xin, có đàn thì bị lợn mẹ bỏ không cho bú và bị đói mà chết. Biết được nguyên nhân, mình bình tĩnh khắc phục để lần sau không tái diễn”. Từ đó, anh Phùng Đức Kiên vỡ ra nhiều điều và cẩn thận từng khâu trong quy trình nuôi dưỡng đàn gia súc, gia cầm.
 
Năm 2014, chương trình dồn điền đổi thửa được đẩy mạnh tại các địa phương, trên cơ sở đã có của gia đình, anh mở rộng diện tích sản xuất, kinh doanh trang trại. Diện tích mô hình chăn nuôi của anh lên tới 4000m2. Anh Kiên tập trung tăng đàn lợn, gà sinh sản, thương phẩm trên cơ sở tự cung ứng con giống. 
 
Hiện nay, gia đình anh có hệ thống chuồng trại chăn nuôi khép kín, khoa học. Chuồng lợn có quạt thông gió, hiện đại. Chuồng gà sạch sẽ có sân rộng rãi để thả. Mô hình trang trại của anh đạt doanh thu theo kì xuất sản phẩm là 3 tỉ đồng (4 tháng/kì), thu lợi nhuận mỗi kì 350 triệu đồng và tạo việc làm cho 3 lao động.
 
Theo anh Kiên, trong quá trình chăn nuôi lợn, nhất là giống lợn ngoại phải luôn chú trọng đến phòng chống dịch bệnh như: bệnh dịch tả, sốt, thương hàn, tụ huyết trùng… đồng thời, quan tâm đến việc khử trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và giữ nhiệt độ phù hợp. Đặc biệt, người chăn nuôi phải quan tâm chế độ ăn của lợn mẹ và lợn con lúc mới sinh.
 
Giờ đây, gia đình anh trở thành địa chỉ tin cậy để bà con đến trao đổi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hơn nữa, trang trại của anh Kiên còn là nơi chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ con giống cho nhiều hộ nông dân muốn chăn nuôi làm giàu.
 
Theo tuoitrethudo.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập102
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm100
  • Hôm nay72,462
  • Tháng hiện tại903,189
  • Tổng lượt truy cập92,076,918
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây