Học tập đạo đức HCM

Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp: Không phải là mốt!...

Chủ nhật - 28/06/2015 23:53
Nhiều DN lớn đã và đang xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp khẳng định đây là định hướng nghiêm túc, có cơ sở kỹ lưỡng....
Khẳng định việc chuyển hướng đầu tư vào nông nghiệp là định hướng nghiêm túc, có cơ sở kỹ lưỡng, tuy nhiên, nhiều DN lớn đã và đang xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp cũng nêu hàng loạt khó khăn, vướng mắc cần nhanh chóng có giải pháp và chính sách tháo gỡ. Nhằm tiếp tục tạo hành lang thúc đẩy hơn nữa đầu tư của các DN vào lĩnh vực nông nghiệp, hôm qua (28/6), Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chủ trì hội nghị cùng Bộ NN-PTNT, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cùng nhiều DN lớn đã và đang có kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp thảo luận các vướng mắc, khó khăn nhằm kịp thời tháo gỡ. Tín hiệu lạc quan Theo Bộ NN-PTNT, những năm qua, tình hình đầu tư của DN vào lĩnh vực nông nghiệp đang có những tín hiệu lạc quan. Năm 2013, đầu tư của tư nhân trong nước vào nông nghiệp, nông thôn đã tăng gần 2 lần so với năm 2009. Số DN đầu tư vào nông nghiệp tăng từ 2.397 DN năm 2007 lên 3.635 DN vào năm 2013, tốc độ bình quân tăng gần 14%/năm, trong đó phần lớn là DN ngoài quốc doanh, chiếm 89%, tạo công ăn việc làm cho hơn 265 nghìn lao động. Bên cạnh các DN lớn tạo được tên tuổi như Vinamilk, Cty Thủy sản Minh Phú, TH True Milk, Tập đoàn Dabaco, Tập đoàn HAGL… đã thành công, hiện nhiều “ông lớn” khác cũng đang xúc tiến việc đầu tư vào nông nghiệp như Tập đoàn Hòa Phát, Viettel, FLC, Him Lam, Vingroup… Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Tuấn Dương, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát, khẳng định: Là một DN lạ lẫm với ngành nông nghiệp, tuy nhiên thời gian qua, Hòa Phát đã hoạch định chiến lược sẽ đầu tư vào một số lĩnh vực trong nông nghiệp, trọng tâm là SX TĂCN và chăn nuôi công nghiệp. "Môi trường cạnh tranh về đầu tư nông nghiệp của Việt Nam hiện còn thấp, chỉ đứng trên một chút so với nhóm các nước Châu Phi và thua xa so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Mexico, Brazil, Chile… Kinh nghiệm ở nhiều quốc gia có đầu tư mạnh mẽ trong nông nghiệp cho thấy, Chính phủ thành lập hẳn một hội đồng tư vấn quốc gia về đầu tư vào nông nghiệp do thành viên đứng đầu Chính phủ phụ trách, cùng các hiệp hội ngành hàng, các DN lớn để tháo gỡ ngay các vấn đề khi phát sinh, Việt Nam cũng nên có mô hình này. Ở Việt Nam, theo tôi trước mắt cần quan tâm tới các nhà đầu tư hiện đang có hơn là hướng tới các nhà đầu tư mới, đặc biệt là các nhóm ngành hàng đã tạo được thành công." (Ông Simon Bell, Chuyên gia cao cấp Nhóm Ngân hàng Thế giới) “Thời gian qua, có nhiều thông tin về việc các đại gia đầu tư vào nông nghiệp. Nghe qua giống như là “mốt” mới, nhưng tôi xin khẳng định đây là định hướng rất nghiêm túc, rất kỹ lưỡng của chúng tôi, chứ không phải chạy theo phong trào”, ông Dương cho biết. Mặc dù ghi nhận những sinh khí mới trong đầu tư nông nghiệp, tuy nhiên bức tranh chung của đầu tư DN vào nông nghiệp vẫn được Bộ NN-PTNT đánh giá là chưa sáng sủa, chưa tương xứng, thiếu ổn định… Cụ thể, tỉ trọng DN đầu tư vào lĩnh vực này năm 2014 mới chỉ chiếm hơn 1% trong tổng số DN cả nước, đa phần là các DN có quy mô vốn nhỏ (50% số DN có vốn dưới 5 tỉ đồng). Trong 5 năm 2008 - 2013, chỉ có 3.486 DN thành lập mới, với số vốn 126.470 tỉ đồng, nhưng đồng thời cũng có 475 DN (chiếm 15%) bị giải thể. Bên cạnh các DN đầu tư bài bản, nhiều DN còn chủ yếu dựa vào khai thác nguồn lực tài nguyên, chưa đầu tư căn cơ cho KH-CN, chế biến sâu… Vướng nhất là đất đai Tại hội nghị hôm qua, một trong những nhóm yếu tố kìm hãm DN đầu tư vào nông nghiệp được các DN đánh giá, bên cạnh tính rủi ro, cơ sở hạ tầng kém hấp dẫn thì những vấn đề không mới như rào cản về đất đai, tiếp cận nguồn vốn, thủ tục hành chính… vẫn đang là câu chuyện khiến nhiều DN chưa hào hứng với lĩnh vực này. Theo ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, thời gian qua, Quảng Ninh đã có nhiều chính sách kêu gọi DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, và cũng đã có nhiều DN đến khảo sát, lên kế hoạch đầu tư. Tuy nhiên thực tế, số lượng DN thực hiện dự án chưa nhiều, mà nguyên nhân chính khiến DN "ngán" nhất vẫn là đất đai, kế tiếp là ngại thủ tục hành chính. Bởi đất nông nghiệp nằm trong dân, trong khi quỹ đất nông nghiệp dư giả rất hạn hẹp, để thu hồi giao cho DN là vô cùng khó khăn. Trong khi đó, mô hình liên kết giữa DN và nông dân là hết sức khó khăn, không phải nơi nào cũng thành công. Bên cạnh đó, nhu cầu tiếp cận nguồn vốn vẫn là vấn đề muôn thuở của DN khi đầu tư vào nông nghiệp. Ông Hậu nêu ví dụ: Hiện nhiều DN trồng và chế biến cây ba kích, có thể cho thu nhập 30-40 tỉ đồng/3 năm/ha, hiệu quả thấy rõ nhưng ngân hàng không thể cho vay mở rộng SX bởi không có tài sản thế chấp. Mặc dù Chính phủ đã có Nghị định 210/NĐ-CP về chính sách khuyến khích DN đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn với nhiều ưu đãi tiếp cận vốn vay, tuy nhiên thực tế, việc giải ngân rất khó khăn do DN không có tài sản thế chấp, đồng thời cơ chế giải ngân sau đầu tư cũng khiến DN không thể tiếp cận. Cũng về vấn đề đất đai, ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Tập đoàn Geleximco (Thái Bình), kêu khó: Hiện nhiều nơi nông dân bỏ ruộng rất nhiều, nhưng DN chẳng thể nào đàm phán được với hàng nghìn hộ nông dân một lúc để tập hợp được đất SX. Trong khi đó, để thay đổi được tư duy của nông dân cũng vô cùng vất vả. “Đưa nông dân thành công nhân nông nghiệp là một hướng rất tốt hiện nay. Chúng tôi đã có nhiều dự định lập dự án liên kết SX với nông dân, nhưng họ cứ khư khư giữ đất và cách làm cũ, bởi họ không tin DN nói, không tin rằng nếu liên kết với DN thì sẽ có cách làm, mô hình hiệu quả hơn. Cái này cũng vô cùng nan giải nếu không có sự tuyên truyền, thuyết phục của cả hệ thống chính trị”, ông Tiền nêu ý kiến. Thay cho cấp, giao đất cho DN thì DN hãy liên kết với nông dân Bình quân đất nông nghiệp cả nước hiện chỉ có 0,7 ha/người, Bắc Bộ chỉ 0,3 ha/người, trong khi vẫn phải lấy đất nông nghiệp cho mục đích khác. Vì vậy, mong muốn có nguồn đất để đầu tư vào nông nghiệp bằng cấp, giao đất tập trung quy mô lớn cho DN sẽ càng khó khăn. Trong tình hình đó, hình thức DN liên kết với nông dân vẫn là hợp lí và khả thi nhất, thông qua các tổ chức SX như HTX. Đây cũng sẽ là hướng hướng ưu tiên của Chính phủ, mặc dù sẽ rất khó khăn. Thực tế nhiều mô hình liên kết đã thành công, nhưng nhiều nơi cũng thất bại. Trong quá trình liên kết này, DN vẫn là lực lượng nòng cốt, nếu DN không làm được thì không ai có thể làm được liên kết SX. Về kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp, cần phải thường xuyên, liên tục hơn. Tôi đề nghị Bộ NN-PTNT hình thành tổ công tác riêng, thường xuyên tiếp xúc với các DN để kịp thời tháo gỡ ngay vướng mắc khi nảy sinh, trước mắt, cần tập trung vào một số nhóm ngành hàng có thế mạnh, đã thành công. Ngay trong Qúy III năm 2015, phải có báo cáo Chính phủ về các vướng mắc cần tháo gỡ hiện tại. Về phía DN, bên cạnh việc liên kết “4 nhà” còn lỏng lẻo, thì liên kết giữa các DN với nhau cũng đang rất yếu. Chúng ta có rất nhiều DN ở các nhóm ngành hàng, nhưng tư duy lâu nay vẫn mạnh ai nấy làm, tư duy vẫn là mỗi DN muốn tự mình làm từ A đến Z mọi công đoạn, trong khi nhu cầu của hội nhập là mỗi DN chỉ tập trung chuyên môn hóa vào các khâu có thế mạnh. (Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải)  ...
Nguồn: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập220
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại276,480
  • Tổng lượt truy cập92,654,144
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây