Học tập đạo đức HCM

Con trâu - "Kho thuốc" chữa đủ thứ bệnh

Thứ sáu - 23/01/2015 02:31
Theo Đông y, tất cả các bộ phận của con trâu đều có thể dùng chữa bệnh như thịt, da, xương, lông, móng, sỏi mật, răng
Thịt trâu là nguyên liệu chính để chế biến những món đặc sản như thịt trâu nấu với rau cần, lá lốt, rau sưng, ngổ điếc. Thịt trâu luộc, kho, quay, nướng, xào, hầm, nấu cháo, nấu cari, hấp gừng... đều có tính bổ dưỡng cao, tăng lực, mạnh gân cốt. Theo các nhà dinh dưỡng, thịt trâu có ưu điểm là ít mỡ hơn thịt bò. Nghiên cứu mới nhất cho thấy, những người làm việc bằng trí óc, người béo phì, huyết áp cao hoặc xơ vữa động mạch hay có nhiều cholesterol trong máu thì thịt trâu là món ăn rất thích hợp. Theo Đông y, tất cả các bộ phận của con trâu đều có thể dùng chữa bệnh như thịt, da, xương, lông, móng, sỏi mật, răng... Khi trâu bị bệnh sỏi mật sẽ sinh ra một chất gọi là "ngưu hoàng" tức là sỏi mật của trâu. Ngưu hoàng được các thầy thuốc xem như là một loại biệt dược có tác dụng vào hai kinh "tâm" và "can" có tác dụng thanh tâm, khai đờm, giải độc và chữa hồi hộp. Đây là loại thuốc mà thời xưa chuyên trị các chứng trúng phong bất tỉnh, nhiệt quá hóa cuồng, thần trí hôn mê… Ngưu hoàng có tác dụng làm tăng huyết sắc tố, tăng lượng hồng cầu và tăng mạch đập của tim. Ngoài ra còn trị các chứng cổ họng sưng đau, nhọt và thậm chí là ung thư. Tuy nhiên, ngưu hoàng có vị đắng và hơi độc "kỵ" với phụ nữ mang thai nên có thể làm trụy thai cho nên phụ nữ mang thai không nên dùng. Răng trâu: Còn gọi là Ngưu xỉ. Người ta “bào chế” ngưu xỉ bằng cách tán bột sau khi đốt cho cháy và nhúng dấm. Bột ngưu xỉ có tác dụng điều trị chốc đầu trẻ con, răng long ở người già và chống động kinh. Da trâu: Nấu da trâu rồi cô lại cho đặc gọi là a dao. Khi chỉ định chữa bệnh, a dao có tên là "ngưu dao ẩm". Người ta dùng "ngưu dao ẩm" sắc với rượu để trị các chứng bệnh như ghẻ ngứa, nhọt độc... Cao xương trâu: Dùng xương trâu nấu cao đơn thuần hoặc phối hợp với các loại xương khác gà, heo, chó, dê, trăn, khỉ... thành cao xương hỗn hợp. Dùng để làm thuốc bổ gân xương, bồi bổ canxi, chất keo cho các đối tượng già yếu, trẻ em chậm biết đi. Lấy cao xương hỗn hợp phối hợp thêm các vị thảo dược như ngũ gia bì, đảng sâm, thục địa, cẩu tích sẽ cho tác dụng tăng dược tính của bài thuốc cần dùng. Xương trâu: Dùng xương tươi mới, chặt đoạn nhỏ (cả tủy) ninh với bí đỏ, cà rốt, măng, khoai tây… để bồi bổ sức khoẻ. Sữa trâu: Uống sữa trâu như các loại sữa khác sau khi đã nấu chín để bồi bổ cơ thể. Sau đây là một số bài thuốc từ con trâu: - Chữa phù, đái ít: Thịt trâu 200g bóp dấm thanh và gừng rồi hấp chín. Hoặc phối hợp thêm các vị thuốc lợi tiểu như rễ cỏ tranh (ăn lạt). Mỗi tuần ăn 3-4 lần. - Phát sốt, hồi hộp, váng đầu, móng tay chân nhợt, dùng bài thuốc sau: Thịt trâu 500g; câu kỷ 30g; sinh khương 10g; muối tinh 10g; nước gừng 200ml; dầu lạc 10g; hoài sơn 30g; củ hành 10g; rượu nhạt 20ml. Rửa sạch thịt trâu nhúng vào nước sôi 3 phút, thái ngang thớ thịt từng lát nhỏ, bỏ vào nồi lẫn với các vị thuốc và gia vị, đậy kín, đem hầm hai giờ, lấy ra ăn vài lần, ngày 2 lần. - Huyết hư, nóng trong xương, mồ hôi trộm: Thịt trâu hoặc xương trâu hầm làm món ăn hằng ngày với các loại khoai khoai tây, cà rốt, củ cải, ngó sen, củ súng cùng các loại rau thơm. - Phù thũng: Lấy bàn chân cẳng trước đốt lột móng, cạo lông luộc mềm róc lấy thịt gân để nấu lạt với rau cải, bí bầu hoặc với các vị thuốc lợi tiểu như rễ cỏ tranh, rau mã đề. - Trúng phong méo miệng: Thịt mũi trâu tươi hay khô nướng cho nóng đắp lên bên bị lệch. Hết méo bỏ ra ngay. - Tay chân sưng đau: Thịt trâu tươi mới, thái mỏng đắp lên. Khi khô thay thịt mới. - Chữa đầy bụng, trướng hơi không muốn ăn, người nóng: Hoà sữa trâu với bột hạt cau và mộc hương (lượng bằng nhau) ngày uống 2 lần. - Tắc tia sữa: Thịt mũi trâu (phần láng bóng quanh 2 lỗ mũi), nấu canh với mướp khía và hành hoa (cả củ và lá tươi) hoặc nấu canh với đu đủ, mít non… - Chống suy nhược thần kinh và thể lực: Nấu cao thịt trâu bằng cách ninh lấy nước cô cao có màu hổ phách, bảo quản kỹ để ăn dần ngày 1-2 thìa nhất là về mùa đông giá rét cho khỏi tê mỏi đau nhức chân tay và bồi bổ cơ thể.
Nguồn: NongNghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập349
  • Hôm nay39,480
  • Tháng hiện tại1,039,935
  • Tổng lượt truy cập92,213,664
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây