Sau khi tiến hành kiểm tra nguồn gốc táo nhập từ Mỹ, ông Hoàng Trung, Cục phó Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) khẳng định: “Táo bị nhiễm khuẩn Listeriosis Monocytogenes chỉ do một cơ sở chế biến táo ở California (Mỹ), nhưng 90% táo nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam lại từ bang Wasinhton D.C. Vì thế, người tiêu dùng không nên hoang mang, lo ngại vấn đề gì cả”.
Vừa qua, các cơ quan thông tấn báo chí đã đưa thông tin táo của Công ty Bidart Bros ở Bakerfield, California, Mỹ bị nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes cùng các sản phẩm táo caramel chế biến và đóng gói sẵn nhập khẩu từ Mỹ bị nhiễm vi khuẩn này.
Trước thông tin này, ông Hoàng Trung, Cục BVTV (Bộ NN&PTNT) cho biết, đã tiến hành tổng rà soát toàn bộ việc nhập khẩu táo Mỹ vào Việt Nam. Kết quả kiểm tra, rà soát cho thấy, từ đầu năm 2014 đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 17.000 tấn táo từ Mỹ. Có 35 công ty nhập khẩu (20 ở miền Nam và 15 ở miền Bắc) nhập khẩu táo từ Mỹ về Việt Nam qua 3 cửa khẩu chính: Cảng TP. HCM, cảng Hải Phòng và qua sân bay Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (TP. HCM).
Sau khi nhận được thông tin về táo Mỹ bị nhiễm khuẩn gây chết người, ngay lập tức, Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) đã yêu cầu các doanh nghiệp phải chủ động liên hệ với các đối tác cung cấp hàng ở bên phía Mỹ xem có lấy nguồn hàng từ Công ty Birdat Bros ở bang California (Mỹ) hay không. Bởi, theo thông tin chính thức, chỉ có một bang và một nhà phân phối có sản phẩm nhiễm khuẩn Listeriosis monocytogenes trên táo Caramel cũng như táo tươi.
Có hai việc mà các doanh nghiệp nhập khẩu táo từ Mỹ phải làm, đó là: Liên hệ với đối tác để có thông tin chính xác; đối với táo nhập về rồi thì phải cùng với cán bộ kiểm dịch thực vật kiểm tra tại kho xem, vì trên bao bì nhãn mác nó sẽ thể hiện hết các thông tin này.
Theo số liệu mà các đơn vị kiểm dịch báo cáo về, hiện Cục BVTV và hệ thống kiểm dịch thực vật chưa cấp một giấy ATVSTP cho táo Caramel của Mỹ, hay được hiểu là táo Caramel chưa được nhập khẩu vào Việt Nam. Đối với mặt hàng táo tươi, trước những cảnh báo của các lực lượng chức năng của phía Mỹ cũng như Việt Nam, Cục BVTV đã chỉ đạo áp dụng chế độ kiểm tra chặt đối với tất cả các lô hàng táo nhập vào từ Mỹ.
Theo đó, từ ngày 21/1/2015, toàn bộ những lô hàng táo nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam đều phải được lưu giữ tại cảng hoặc có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thì lưu giữ tại kho và chỉ được phép đưa ra lưu thông ngoài thị trường để tiêu thụ khi có giấy chứng nhận và có kết quả phân tích giám định trong phòng thí nghiệm.
Để có thông tin chính xác từ phía Mỹ, chiều 22/1/2015, phía Cục BVTV (Bộ NN&PTNT) đã có cuộc làm việc với Đại sứ quán Mỹ để làm làm rõ thông tin cũng như các biện pháp phía Mỹ đang hành động để ngăn chặn nguồn táo nhiễm khuẩn độc hại này. Tại buổi làm việc, phía Đại sứ quán Mỹ xác nhận thông tin: Công ty Birdat Bros (ở bang California, Mỹ) là nơi bị nhiễm vi khuẩn Listeriosis và được xác định do vi khuẩn nhiễm trên dây truyền đóng gói táo tươi. Các sản phẩm của Công ty Birdat Bros theo cảnh báo của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và Việt Nam thì sản phẩm này phải được thu hồi.
Bên cạnh đó, có 3 công ty nữa sử dụng táo tươi của Công ty Birdat Bros để sản xuất táo caramel, những công ty này đang nằm trong diện bị cảnh báo và tự nguyện thu hồi. Đại sứ quán Mỹ cũng đang chờ tiếp thông tin bên Mỹ chuyển sang và sẽ chuyển tiếp thông tin cho phía Việt Nam.
Như vậy, thông tin nói rằng, táo của Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam nhiễm khuẩn trên 11 bang là không đúng. Thực chất, từ các văn bản chính thức từ Mỹ và xác nhận của Cục VSATTP cũng như Đại sứ quán Mỹ thì chỉ có 1 bang và 1 nhà sản xuất duy nhất có sản phẩm đã bị nhiễm khuẩn. Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà đã có 10 nước và 4 vùng lãnh thổ đang có yêu cầu nếu có sản phẩm táo tươi hoặc Caramel của Mỹ nhiễm khuẩn Listeriosis Monocytogenes thì phải thu hồi. Đây là sản phẩm chính gây tử vong cho người, cũng như thông tin vừa rồi báo chí nêu./.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã