Học tập đạo đức HCM

Nỗi lo mất an toàn vệ sinh thực phẩm

Thứ hai - 26/01/2015 19:17
Đến hẹn lại lên, vào dịp gần Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân tăng cao, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm, kéo theo nỗi lo về mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).

Từ thực phẩm đóng gói

Chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, hiện nay, ở các chợ trên địa bàn tỉnh bắt đầu bày bán đủ loại bánh, kẹo, mứt... phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Dạo quanh các chợ lớn như: TP Hà Tĩnh, Kỳ Anh, chợ Hội (Cẩm Xuyên), TX Hồng Lĩnh… dễ dàng nhận thấy cả trong lẫn ngoài chợ, bên cạnh các loại bánh kẹo được đóng gói sẵn, có thương hiệu, ghi rõ nơi sản xuất và thời gian bảo quản thì vẫn có khá nhiều mặt hàng kẹo, bánh không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng.

Nỗi lo mất an toàn vệ sinh thực phẩm

Đoàn liên ngành VSATTP tỉnh tăng cường hoạt động kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh

Các sản phẩm này được đựng trong những túi bóng lớn, chất thành đống, bán theo cân. Khi được hỏi về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa thì chỉ nhận được những câu trả lời qua loa từ người bán kiểu như: hàng mới, đảm bảo chất lượng. Điều đáng nói, ngay cả chợ TP Hà Tĩnh, nơi các lực lượng chức năng kiểm tra, giám sát thường xuyên nhưng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc vẫn hiện diện tại nhiều quầy hàng.

Không chỉ ở các khu chợ lớn, tình trạng bánh kẹo không có nguồn gốc, nhãn mác, bán theo cân cũng xuất hiện phổ biến tại các chợ quê. Nắm bắt được tâm lý của người dân nông thôn nên các tiểu thương bán đủ loại bánh kẹo theo cân, màu sắc bắt mắt, giá lại phù hợp túi tiền. Do người dân nông thôn chưa quan tâm đến nguồn gốc, nhãn mác, hạn sử dụng nên vào dịp cận tết, các loại bánh kẹo này bán khá chạy.

Chị Nguyễn Thị Hồng (Lộc Hà) chia sẻ: “Con tôi đang học THPT. Dịp tết, bạn bè đến chơi đông nên năm nào cũng mua cho cháu dăm cân kẹo và hạt dưa để tiếp bạn. Tôi thấy loại kẹo này khá đẹp mắt, giá lại không quá đắt nên mua, chứ không nghĩ đến nguồn gốc, nhãn mác”.

Ngoài việc không có nhãn mác, nguồn gốc không rõ ràng, còn xuất hiện tình trạng “loạn” giá khiến người mua băn khoăn. Cùng một loại kẹo bán theo cân nhưng tại các chợ khu vực thị trấn, thị xã, thành phố và chợ cóc, chợ quê được bán với giá khác nhau. Chị Nguyễn Thị Hằng (Thạch Hà) lo lắng: “Năm nay, mỗi nơi bán mỗi kiểu nên không phân biệt được mặt hàng nào tốt để mua”.

Nỗi lo mất an toàn vệ sinh thực phẩm

Nhiều mặt hàng bày bán tại các chợ không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đến rau, củ, quả

3h sáng, có mặt tại chợ TP Hà Tĩnh, chúng tôi chứng kiến những chiếc ô tô, xe máy, xe kéo chở đầy rau, quả từ các nơi đổ về. Nhộn nhịp nhất vẫn là khu vực bán các loại rau, củ, quả. Loại hàng này được vận chuyển từ các vùng trong tỉnh, Đà Lạt, Nghệ An và một số tỉnh phía Bắc… Rau, củ, quả Trung Quốc cũng được bày bán khá nhiều. Theo quan sát của chúng tôi, tại thời điểm các thương lái chuyển hàng vào chợ và bán cho tiểu thương thì không có cơ quan chức năng nào quản lý, kiểm tra chất lượng, nguồn gốc hàng hóa.

Tại chợ Bắc Hà, chị Hà Thị Minh (phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) cho biết: “Tôi cũng không biết là rau, quả nguồn gốc từ đâu và có thực sự an toàn hay không. Người bán nói thế nào thì biết vậy. Rau, quả mua ở đây hầu như không có nhãn mác hay thông tin về cơ sở sản xuất, mình thấy ưng ý, giá cả hợp lý thì mua”.

Nỗi lo mất an toàn vệ sinh thực phẩm

Để tự bảo vệ mình người tiêu dùng tìm đến các siêu thị mua hàng an toàn và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Như vậy, người tiêu dùng lâu nay chủ yếu lựa chọn thực phẩm dựa vào kinh nghiệm và cảm quan. Có nhiều sản phẩm không đảm bảo ATVSTP lưu hành trên thị trường. Bằng mắt thường không thể phân biệt được đâu là sản phẩm sạch, đâu là sản phẩm không an toàn khi chúng được bày bán lẫn lộn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Duy Hòa - Trưởng BQL chợ TP Hà Tĩnh khẳng định: Nhiều mặt hàng rau, củ, quả được bày bán tại chợ không xác định được nguồn gốc và chất lượng, bởi chúng được chuyển đến từ nhiều địa phương khác nhau. Trong khi đó, BQL chợ không có chức năng kiểm tra và chế tài xử lý. Hàng năm, đơn vị chỉ phối hợp tổ chức tập huấn và cấp giấy chứng nhận tập huấn kiến thức ATVSTP cho các hộ kinh doanh thực phẩm; đồng thời, tuyên truyền nâng cao kiến thức cho người kinh doanh; khuyến cáo người tiêu dùng trong việc sử dụng thực phẩm đảm bảo chất lượng ATVSTP…

Rõ ràng, việc kiểm soát, ngăn chặn thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo ATVSTP để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của cơ quan chức năng.

(Còn nữa...)

Nam Giang - Phúc Quang

Nguồn: baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập87
  • Hôm nay22,420
  • Tháng hiện tại1,063,057
  • Tổng lượt truy cập92,236,786
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây