Học tập đạo đức HCM

Cử nhân về làng làm... trưởng thôn

Thứ ba - 24/11/2015 03:33
Tốt nghiệp đại học nhưng không ít bạn trẻ đã bỏ phố về làng, làm nông nghiệp, đảm đương chức “trưởng thôn” để giúp bà con…

Nguyễn Bình Nguyên (27 tuổi) đã làm trưởng thôn Tân Định (xã An Hòa, huyện Tuy An, Phú Yên) được hơn 1 năm. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn, Nguyên cùng vợ (cũng tốt nghiệp đại học) đầu quân cho 1 công ty xây dựng lớn ở TP.HCM. Nhưng đến khi được bà con ở quê bầu làm trưởng thôn “vắng mặt”, Nguyên lại quyết định bỏ phố về quê “vác tù và hàng tổng”. 

Ban đầu, Nguyên hơi bỡ ngỡ với việc quản lý mọi mặt của thôn với 300 hộ dân. Thế nhưng với sự năng động của mình và được bà con ủng hộ, mọi việc rồi cũng vào bài bản. Ngoài việc thôn (với mức phụ cấp 1,5 triệu đồng/tháng), vợ chồng Nguyên còn làm kinh tế từ mấy sào vườn với các loại cây đặc sản. Lê Thị Nga (vợ Nguyên) cho biết: “Vợ chồng em đang liên kết với một số bà con để mở cơ sở sản xuất. Miễn mình chịu khó, làm được việc thì dựng nghiệp ở đâu cũng giàu”.  

Còn cử nhân Phan Tấn Thịnh (31 tuổi) được bầu làm trưởng khu phố Bạch Đằng (phường 6, TP.Tuy Hòa, Phú Yên) từ hơn 1 năm nay. Tốt nghiệp cử nhân tài chính Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Thịnh làm kế toán, làm quản lý khách sạn, rồi lại làm “hoa tiêu mạng” cho tập đoàn đánh bắt xa bờ của gia tộc. Khi địa phương tìm người giới thiệu để bầu chọn khu phố trưởng, một số bà con đã thuyết phục Thịnh ra ứng cử. Thịnh có lợi thế là con nhà ngư dân nên hiểu tâm tư bà con. “Quan trọng là mình phải công tâm trong việc triển khai các chính sách xã hội, kịp thời đề đạt giải quyết các ý kiến bức xúc của bà con. Có vậy dân mới tin” – Thịnh nói.

Theo ông Phạm Nhật Hồ - ngư dân phường 6, không dễ tìm người “vác tù và” ở làng biển. Bởi người trẻ khỏe thì suốt tháng xa bờ, một số người lớn tuổi thì khó hoàn thành nhiệm vụ của một khu phố trưởng. “Cộng đồng làng biển bây giờ đang bung ra phát triển “nóng”, luôn có nhiều chuyện phức tạp. Rất nhiều ý kiến tranh cãi khi triển khai các chế độ chính sách liên quan đến nghề biển. Tôi thấy chú Thịnh giải quyết mọi chuyện rất mau mắn, minh bạch” - ông Hồ nhận xét.

Theo Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập163
  • Hôm nay40,778
  • Tháng hiện tại886,576
  • Tổng lượt truy cập93,264,240
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây