Học tập đạo đức HCM

Đà Nẵng hướng đến nông nghiệp công nghệ cao (Kỳ 1: Nhiều lợi thế phát triển)

Thứ sáu - 22/09/2017 05:49
Trong điều kiện đất nông nghiệp không nhiều thì việc áp dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp ở Đà Nẵng được cho là hướng đi phù hợp, mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, mức độ sản xuất và ứng dụng CNC trong nông nghiệp ở Đà Nẵng còn nhỏ lẻ, manh mún. Đà Nẵng phải làm gì để thu hút những dự án nông nghiệp CNC quy mô lớn vẫn là bài toán khó!

"Khát" nông sản sạch

Là đô thị với sức tiêu thụ nông sản của 1 triệu dân, tuy nhiên sản xuất nông nghiệp của TP đáp ứng chưa đầy 10%. Số còn lại được nhập khẩu từ 9 địa phương trong nước và Thái Lan, Trung Quốc. Ông Diệp Hoàng Thông Anh- Trưởng BQL chợ đầu mối Hòa Cường cho biết, mỗi ngày có khoảng 400 tấn nông sản đổ về chợ để phân phối đi các chợ lẻ phục vụ người dân. Vào các dịp lễ, con số này tăng gấp 3 lần. Việc phụ thuộc nguồn nông sản từ địa phương khác dẫn tới giá cả biến động (mưa bão tắc đường, cước vận tải đường dài tăng) mà còn khó kiểm soát ATTP vì không quản được từ nơi sản xuất. Do vậy, nếu phát triển được các vùng sản xuất nông nghiệp tại địa phương sẽ giải quyết được 2 vấn đề trên. Mà để phát triển nông nghiệp Đà Nẵng trong điều kiện đất đai hạn hẹp, hướng khả thi nhất là ứng dụng CNC, vừa cho năng suất cao vừa đảm bảo an toàn.

Hiện tại vấn đề ATTP đang bức thiết, Đà Nẵng cũng 

triển khai nhiều biện pháp để lo bữa ăn an toàn cho người dân, du khách. Thực tế, ATTP đã đưa vào chủ trương "4 an" của TP. Tuy vậy, những nỗ lực kiểm soát cũng chỉ ở "phần ngọn" khi nguồn nông sản phụ thuộc từ nơi khác. Theo ông Nguyễn Tứ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Đà Nẵng, khi nông sản về chợ đầu mối được test nhanh, nếu phát hiện có dấu hiệu không an toàn, sẽ gửi mẫu đi xét nghiệm, nhanh cũng phải 1 tuần sau mới cho kết quả, lúc đó nông sản đã vào bụng người dùng. Rõ ràng, nếu nông sản được sản xuất ở Đà Nẵng, được kiểm soát tại gốc từ điều kiện, quy trình sản xuất, giống, phân bón, thuốc trừ sâu... nếu không an toàn thì không ra được thị trường. Việc kiểm soát từ gốc như vậy sẽ rất hiệu quả. Chưa kể,  nếu Đà Nẵng quy hoạch và phát triển được các vùng sản xuất nông nghiệp CNC sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân, chủ động nguồn cung, giá cả cho thị trường TP.

Từ thực tế đó, Đà Nẵng vừa phê duyệt quy hoạch 7 vùng phát triển nông nghiệp CNC đồng thời tiến hành kêu gọi đầu tư tại Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2017 vào tháng 10 tới. Theo đó vùng sản xuất rau an toàn ứng dụng CNC tại Hòa Ninh 35ha, Hòa Phú 22 ha, Hòa Phong 20 ha. Vùng chăn nuôi tập trung gia súc, gia cầm 230 ha ở Hòa Bắc,  30 ha ở Hòa Khương. Khu trồng cây dược liệu 3 ha ở Hòa Phú (Hòa Vang),  Khu sản xuất nấm thương phẩm và dược liệu 1 ha tại Hòa Quý (Q.Ngũ Hành Sơn)... Tại Hòa Ninh và Hòa Phú, các mô hình đầu tiên trong vùng quy hoạch phát triển nông nghiệp CNC đã được triển khai. Bà Lê Thị Chinh- Phó Chủ tịch xã Hòa Ninh cho biết, mô hình trồng rau CNC trên diện tích 10 ngàn m2 đã được triển khai tại thôn Trung Nghĩa với kinh phí đầu tư hơn 3,5 tỷ đồng.Những tín hiệu tích cực

Tại đây các loại rau thủy canh gồm dưa leo, ớt, xà lách... được trồng trong nhà kính, sử dụng hệ thống phun tưới tự động, hệ thống cải tạo đất cơ giới hóa. Việc đầu tư sản xuất trong nhà kính cho phép điều chỉnh các thông số phù hợp như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió... giúp cây trồng cho năng suất cao, tiết kiệm thời gian, nhân lực. Đặc biệt, theo bà Chinh, khi sản xuất nông nghiệp theo mô hình CNC sẽ có quy trình chặt chẽ từ chọn giống, gieo hạt, tưới tiêu, thu hoạch sẽ cho ra sản phẩm sạch, đảm bảo ATTP khi cung ứng ra thị trường.

Tại Hòa Ninh, mô hình trồng cây ăn trái, nhất là bưởi lai ruột hồng bằng cách ứng dụng CNC cũng được triển khai mở ra nhiều triển vọng. Trong qui hoạch 17 ha trồng bưởi thì năm 2017, Hòa Ninh đã triển khai trồng 7ha bưởi cho các hộ dân, 3ha của doanh nghiệp. Toàn bộ diện tích bưởi này được trồng theo quy trình an toàn, ứng dụng CNC trong chăm sóc từ làm đất, tạo nguồn dinh dưỡng, tưới tiêu, phòng trừ ong ruồi... Sau khoảng 4 năm nữa, số bưởi này sẽ cho trái năng suất, an toàn, đã được doanh nghiệp đầu tư, nhận bao tiêu sản phẩm. Bà Chinh cho biết, sau khi kiểm nghiệm vùng đất này phù hợp trồng bưởi, đề án phát triển 17ha bưởi đã được H. Hòa Vang ra bảo vệ thành công ngoài Bộ NN&PTNT rồi mới triển khai.

Trước khi tiến hành trồng đại trà với diện tích lớn thì tại Hòa Ninh đã có một số hộ dân trồng bưởi cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Đơn cử như vườn bưởi gần 6.000 m2 của ông Đặng Văn Nhân (53 tuổi) với 100 cây, mỗi năm mang về thu nhập khoảng 100 triệu đồng. Ông Nhân cho biết, vườn bưởi của mình hoàn toàn sử dụng phân hữu cơ, diệt trừ ong ruồi đục trái bằng phương pháp thủ công... do vậy trái bưởi ngon ngọt, năng suất cao. Nhu cầu thị trường rất lớn, ông Nhân không có đủ bưởi bán nên đã quyết định mở rộng diện tích trồng thêm 200 cây bưởi khác. Mặc dù vậy, những mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC này vẫn còn nhỏ, manh mún. Nguồn cung nông sản cho thị trường Đà Nẵng vẫn không thấm tháp gì. Người dân vẫn "khát" nông sản sạch.

(còn nữa)

HẢI HẬU/ CAND

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập121
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm120
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại181,851
  • Tổng lượt truy cập90,245,244
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây