Học tập đạo đức HCM

Đại biểu Quốc hội: Các bộ trưởng chuẩn bị kỹ, nắm chắc vấn đề

Thứ ba - 15/11/2016 22:34
Ngày 15/11, bên lề Quốc hội, các đại biểu đều ghi nhận mặc dù hai Bộ trưởng ngành Công Thương và Tài nguyên-Môi trường mới nhận nhiệm vụ 7 tháng, lần đầu đăng đàn nhưng đã trả lời dõng dạc, rõ ràng, cơ bản đúng trọng tâm. Nếu các bộ trưởng chọn được vấn đề để chốt và chốt đúng vấn đề sẽ thỏa mãn đại biểu.
dai bieu quoc hoi cac bo truong chuan bi ky nam chac van de

Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Dương Trung Quốc chất vấn các thành viên Chính phủ. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) nhìn nhận đây là phiên chất vấn đầu tiên của nhiệm kỳ với 2/3 đại biểu là mới, giữ được không khí, phong độ như vậy là đáng mừng.

"Các Bộ trưởng đương nhiên vẫn có ý thức là mình là người kế thừa những người đi trước, trong đó có những bộ trưởng đã từng làm Thứ trưởng nên đứng ở kỹ năng, tôi đánh giá cao, thể hiện ở chỗ chuẩn bị kỹ, nắm chắc vấn đề," ông Dương Trung Quốc bày tỏ.

Ông cho rằng để thỏa mãn các câu hỏi cho mọi người là rất khó, nhưng những thông điệp đưa ra đã sáng tỏ vấn đề.

Ông Dương Trung Quốc lấy ví dụ từ phát biểu của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm sáng tỏ vấn đề tại sao có tình trạng hỗn loạn trong quản lý phân bón, kẽ hở của những tiêu cực trong công tác quản lý.

"Tôi nghĩ người ta thấy ngay giải pháp phải quản lý như thế nào trong lời kết luận của Chủ tịch Quốc hội. Những thông tin, nội dung đó mang lại hiệu ứng rất tích cực," ông Dương Trung Quốc nói.

Đại biểu Dương Trung Quốc cũng cho rằng Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường là người nắm được vấn đề. Song, ông cũng băn khoăn trăn trở khi chưa thấy Bộ trưởng nói đến việc huy động toàn dân tham gia vào việc bảo vệ môi trường bền vững.

"Chỉ dựa vào cơ chế, bộ máy và kèm theo chế tài của pháp luật thì sẽ khó thành công," "chúng ta không làm được việc này là chúng ta chỉ làm được cái ngọn chứ không làm được cái gốc," đại biểu nhấn mạnh.

Đánh giá cao phần trả lời của hai Bộ trưởng, đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) cho rằng nhận nhiệm vụ chưa lâu nhưng hai Bộ trưởng đã nắm chắc vấn đề, trả lời lưu loát, rành mạch. Tuy nhiên, có một số câu hỏi hai Bộ trưởng dường như chưa trả lời vào đúng nội dung đại biểu hỏi nên đại biểu phải chất vấn trở lại. Nếu các Bộ trưởng sau trả lời gọn hơn, tập trung hơn thì hiệu quả trả lời chất vấn sẽ cao hơn.

Đánh giá Bộ trưởng Bộ Công Thương nắm rất chắc vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý của mình và có sự chuẩn bị kỹ trước chất vấn, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) bày tỏ hy vọng sau khi Bộ trưởng có những tài liệu của tổ tư vấn chuyên môn thì có thể trả lời bằng văn bản cho đại biểu những câu hỏi khó.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường Trần Hồng Hà đã trả lời cụ thể, rõ ràng câu hỏi về phương án giải quyết trong sự cố môi trường Formosa. Bộ trưởng đã đưa ra những dẫn chứng và giải pháp cụ thể đối với Công ty Formosa.

Về phần trả lời của Bộ trưởng Công Thương trong vấn đề thủy điện xả lũ, đại biểu Trần Thị Dung (Điện Biên) cho biết bà đã đeo đuổi vấn đề này từ Quốc hội khóa XIII nhưng đến nay tình hình vẫn chưa được cải thiện.

"Trách nghiệm ở đây không chỉ riêng Bộ trưởng mà cả một cơ chế vận hành, mà thông qua chất vấn này, cả hệ thống những người đang trực tiếp vận hành quy trình này phải thấy trách nhiệm của mình trước người dân như thế nào. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tránh được thiệt hại cho người dân trong quy trình xả lũ, tôi cho rằng cần phải thực hiện đúng quy trình. Muốn vậy, phải thông báo cho người dân theo đúng quy định, chứ không thể nói chung chung là thông báo, bởi lẽ thông báo trước 1 giây cũng là thông báo. Khi xảy ra thiệt hại thì cần phải bồi thường. Đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho người dân," đại biểu nhận định.

Trong khi đó, là đại biểu Quốc hội khóa thứ hai, đại biểu Phạm Tất Thắng nhận rõ những thay đổi về “chất” trong yêu cầu chất vấn và trả lời chất vấn đối với các thành viên Chính phủ.

Bên lề Quốc hội chiều 15/11, đại biểu cho biết đây là phiên chất vấn đầu tiên của Quốc hội khóa XIV nhưng có rất nhiều điểm mới. Hai điểm nổi bật được đại biểu đưa ra, đó là tại phiên chất vấn lần này, không nêu cụ thể là chọn Bộ trưởng nào mà chọn vấn đề và đại biểu có thể tranh luận về vấn đề mà mình đeo đuổi. Việc thay đổi theo hướng chọn vấn đề sẽ có sự phối hợp của nhiều bộ, ngành và trong trả lời sẽ đòi hỏi có sự phối hợp liên kết ngang, tức là liên kết giữa các bộ, ngành trong Chính phủ.

"Sau chất vấn mà có nghị quyết, tôi cho là sẽ phải quan tâm đến việc phối kết hợp công tác giữa các bộ, ngành để có thể khắc phục được những chồng chéo trong quản lý nhà nước hiện nay mà qua phiên chất vấn, hai Bộ trưởng đã thể hiện bước đầu trong quản lý nhà nước của chúng ta còn nhiều chồng chéo và các bộ phải phối hợp với nhau chặt chẽ hơn," đại biểu bày tỏ.

Theo đại biểu, tại chất vấn lần này, mỗi đại biểu được cung cấp một phiếu đánh số chỗ ngồi của mình. Khi cần tranh luận với thành viên nào thì sẽ giơ phiếu đó lên và chủ tọa sẽ mời đại biểu tranh luận, không cần phải đợi đăng ký theo hệ thống điện tử. Điều đó thể hiện đúng tính chất là tranh luận, là chất vấn về vấn đề mà mình nêu ra nếu Bộ trưởng, người trả lời chưa trả lời thỏa đáng.

Nhìn nhận trong phiên chất vấn cần thiết có phần tranh luận, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) cho rằng, có như vậy, chính người chất vấn và người trả lời chất vấn sẽ đi thẳng vào vấn đề, tránh vòng vo.

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội), về cơ bản, chất lượng chất vấn so với chất lượng phát biểu tốt hơn rất nhiều vì chất vấn đi thẳng vào vấn đề và có câu hỏi luôn, khi thấy chưa thỏa đáng, đại biểu có quyền giơ biển lên để chất vấn lại. Cách làm này là tương đối tốt. Nếu các Bộ trưởng không e ngại, người điều hành có thể không bắt buộc Bộ trưởng phải trả lời tất cả mà có thể chọn vấn đề để trả lời thì Bộ trưởng sẽ biết chọn vấn đề chìa khóa nhất để trả lời đến cùng, ngọn ngành.

"Bất kể câu hỏi nào đưa ra Bộ trưởng cũng phải trả lời hết lần lượt từng người như thế thì rất khó có thể trả lời thỏa mãn được tất cả mọi người, dẫn đến chuyện nhiều vấn đề bị lan man," ông Cường nói./.

Tác giả Phạm Kiên
Theo TTXVN


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập635
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại792,717
  • Tổng lượt truy cập93,170,381
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây