Học tập đạo đức HCM

Ngư dân thỏa ước mơ vươn khơi với tàu to, thiết bị hiện đại

Thứ năm - 17/11/2016 19:49
Trong bối cảnh các nghề đánh bắt truyền thống gần bờ đang bị gián đoạn sau sự cố môi trường biển do Formosa xả thải gây ra, tỉnh Quảng Bình đã tập trung đầu tư tàu to, thiết bị hiện đại để ngư dân vươn khơi. Hướng đầu tư này đã góp phần giúp ngư dân vơi bớt khó khăn.

Đầu tư tàu to, thiết bị hiện đại

Theo Sở NNPTNT Quảng Bình, tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh có gần 4.000 tàu cá gắn máy các loại, trong đó có 1.245 tàu có công suất lớn chuyên đánh bắt ở vùng biển xa. Trong những năm qua, việc hiện đại hóa nghề biển bằng việc đóng mới tàu có công suất lớn và đầu tư trang thiết bị hiện đại luôn được ngư dân Quảng Bình chú trọng, đặc biệt là sau sự cố môi trường biển do Formosa Hà Tĩnh xả thải gây ra, khiến các tàu cá đánh bắt gần bờ phải nằm bờ.

Chỉ tính riêng trong năm 2016, ngư dân Quảng Bình đã đóng mới hơn 80 tàu, cải hoán 95 tàu cá có công suất lớn. Các tàu đóng mới theo Nghị định 67 vẫn tiếp tục được phê duyệt hồ sơ hoàn thành và hạ thủy tiến ra biển xa. Song song với việc đóng tàu lớn, ngư dân Quảng Bình cũng trang bị nhiều loại thiết bị hiện đại để khai thác và bảo quản hải sản. Nổi bật là ứng dụng thiết bị máy dò cá trên tàu đánh bắt xa bờ.

 ngu dan thoa uoc mo vuon khoi voi tau to, thiet bi hien dai hinh anh 1

Một tàu cá hiện đại được đóng theo Nghị định 67 của ngư dân Quảng Bình đang chuẩn bị ngư lưới cụ để ra khơi.  ảnh: Phan Phương

Năm 2007 được đánh dấu là điểm khởi đầu của các mô hình lắp máy dò ngang trên tàu khai thác hải sản xa bờ. Theo đó, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Quảng Bình đã triển khai mô hình lắp máy dò ngang Sonar cho tàu cá của ngư dân Nguyễn Văn Phong, ở Bảo Ninh (Đồng Hới). Đây là thiết bị định vị mục tiêu dưới nước bằng sóng siêu âm, phát hiện cá không chỉ dưới đáy tàu mà còn ở tất cả các hướng, các góc xung quanh tàu với bán kính trên 500m. Thiết bị này giúp thuyền trưởng theo dõi hướng đi, tốc độ di chuyển của đàn cá, chọn thời điểm thả lưới thích hợp và tránh được các sự cố về lưới. Qua thực tế, tàu có máy dò ngang đánh bắt khá thành công nên bà con ngư dân Quảng Bình đã bắt đầu mạnh dạn đầu tư mua sắm loại máy này. Đặc biệt, gần đây nhiều ngư dân đã đầu tư các thế hệ máy hiện đại hơn như máy dò ngang 360 độ để đánh bắt.

Ông Nguyễn Thanh Đôn - Chủ tịch UBND phường Quảng Phúc (Ba Đồn) đánh giá cao hiệu quả khi tàu áp dụng máy dò ngang 360 độ trong khai thác xa bờ. Hiện toàn phường Quảng Phúc có 15 tàu đóng theo Nghị định 67 thì có 13 chủ tàu theo nghề lưới vây đã đầu tư trang bị máy dò 360 độ cho tàu như: Các anh Đinh Văn Tuân, Nguyễn Tân Sơn, Nguyễn Văn Tuất, Nguyễn Lý Bằng... Qua thời gian đưa máy vào khai thác sản xuất cho thấy, máy đã phát huy hiệu quả rất cao, sản lượng đánh bắt đã tăng gấp 1,5 - 2 lần so với tàu không lắp máy.

Bên cạnh đó, mô hình hầm bảo quản sản phẩm cũng được cải tiến theo thời gian, từ hầm bảo quản thủy sản bằng chất liệu xốp thông thường, thay thế bằng vật liệu composite chống thấm và cách nhiệt bọc bên ngoài, đến nay công nghệ bảo quản đã được nâng cấp làm bằng vật liệu PU foam. Đây là hầm bảo quản theo công nghệ tiên tiến với vật liệu bọt xốp thổi polyurethane (PU) kết hợp với lót hầm tàu cá bằng inox thay cho hầm gỗ.

Hầm gồm lớp cách nhiệt dưới dạng bọt xốp PU và một lớp lót bằng inox. Bọt xốp PU khi phun sẽ bám chặt vào vách ngăn và mặt trong của vỏ tàu, không cho thấm nước, giữ lạnh rất tốt nên làm cho hầm cá kín nước và vỏ tàu khô ráo, giúp kéo dài tuổi thọ của vỏ tàu. Điều đặc biệt là hầm sử dụng vật liệu PU foam, cá bảo quản trên 20 ngày vẫn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Sau khi đưa cá vào bờ, lượng đá trong hầm vẫn còn lại trên 50%.

Ngư dân cần tiếp sức

Theo thống kê sơ bộ của Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình, 2 năm trở lại đây, toàn tỉnh có khoảng trên 100 tàu lắp đặt máy dò ngang thế hệ mới và đầu tư hầm bảo quản được phun phủ PU foam (riêng máy dò đứng hầu hết tàu khai thác xa bờ trong tỉnh đều trang bị). Sự đầu tư đúng hướng đó đã giúp ngư dân nâng cao năng suất, sản lượng đánh bắt...

 

 

Ông Hồ Quang Hường - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Cảnh Dương (Quảng Trạch) cho biết, xu hướng hiện nay ngư dân ngày càng đầu tư tàu có công suất lớn, ứng dụng thiết bị kỹ thuật và nghề đánh bắt mới để vươn khơi khai thác xa bờ có hiệu quả. Đối với các tàu khai thác xa bờ bằng nghề vây, nếu không có máy dò ngang sẽ khó mang lại hiệu quả cao.

Nhưng thực tế hiện nay, đa số ngư dân Quảng Bình đều phải vay vốn để đóng tàu, mua sắm ngư cụ và sản xuất rồi trả nợ dần. Khi hết nợ thì tàu thuyền, ngư cụ cũng hết khấu hao và phải đầu tư mới. Bởi vậy, thực trạng chung của ngư dân là thiếu vốn đầu tư nên khó có điều kiện để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật. Đơn cử như máy dò cá 360 độ hiệu quả thì đã thấy rõ, nhưng giá thành khá cao, trên 1 tỷ đồng nên không phải ngư dân nào cũng có điều kiện đầu tư lắp đặt cho tàu cá.

“Vẫn biết hiện đại hóa nghề biển là hướng đi sống còn của ngư dân hiện nay nhưng trên thực tế rất nhiều ngư dân ở Quảng Bình vẫn khó có thể thực hiện được vì không có vốn. Do vậy, ngư dân rất cần sự tiếp sức về nguồn vốn hỗ trợ từ phía Nhà nước thông qua các chính sách ưu đãi, khuyến khích…” – ông Hường chia sẻ. 

Tác giả: Phan Phương
Nguồn Dân Việt


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập241
  • Hôm nay76,958
  • Tháng hiện tại907,685
  • Tổng lượt truy cập92,081,414
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây