Nông nghiệp hữu cơ là quá trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ không bị ô nhiễm; không sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, trừ cỏ và thuốc kích thích tăng trưởng, không dùng cây trồng, vật nuôi biến đổi gen. Sản xuất hữu cơ tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Theo Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, nông nghiệp hữu cơ đang phát triển về quy mô và chất lượng, với diện tích 43.010 Ha năm 2014, chỉ chiếm trên 0,4% diện tích đất nông nghiệp. Tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Hà Nội, Hòa Bình, Lào Cai, Lâm Đồng, Cà Mau …
Khó khăn trong nông nghiệp hữu cơ
Với xu hướng gia tăng dân số thì vấn đề sử dụng đất là vấn đề báo động, với tổng số dân cả nước gần 93 triệu người.
Theo PGS. TS Lê Văn Hưng – Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho rằng, thói quen trong canh tác truyền thống và nhận thức người dân là trở ngại lớn nhất cho phát triển nông nghiệp hữu cơ. Người nông dân không gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và trồng trọt trong hệ sinh thái khép kín mà lại tách rời. Trong khi đó, nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm an toàn, chất lượng cao như sản phẩm hữu cơ ngày càng tăng và trở nên cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Nhưng đời sống người nông dân Việt Nam chưa cao, do vậy, việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ gặp nhiều khó khăn, thách thức, lớn nhất là nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị của nông nghiệp hữu cơ.
Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đặt ra nhiều sức ép đối với đất đai. Quy hoạch sử dụng đất còn bộc lộ nhiều bất cập trong phân bổ quỹ đất ở nhiều tỉnh thành, các ngành. Tình trạng phổ biến hiện nay là chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhiều. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp suy giảm mạnh do tốc độ đô thị hóa ngày càng cao. Quỹ đất nông nghiệp được chuyển đổi thành đất công nghiệp, xây dựng và giao thông … Theo Hội khoa học đất, từ năm 2000 – 2007, tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi gần 500.000 Ha, chiếm 5% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng, bình quân mỗi năm chuyển 74.000 Ha đất nông nghiệp cho khu công nghiệp, đô thị, kết cấu hạ tầng, sân golf … (Theo báo cáo Môi trường quốc gia 2010).
Hiện tại hệ thống văn bản hướng dẫn quy định về sản xuất vẫn chưa được hoàn thiện. Đây là khó khăn cũng như thách thức lớn nhất cho sản xuất hữu cơ nước ta.
Ngoài ra, thực phẩm bẩn xuất hiện trên thị trường ngày một tăng lên. Riêng năm 2015, theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước ghi nhận có 150 vụ ngộ độc thực phẩm làm cho 4.077 người ngộ độc và 21 người bị tử vong.
Cùng với đó, thực trạng sử dụng thuốc hóa học tràn lan, không kiểm soát của người nông dân. Theo Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2015, tổng khối lượng thuốc bảo vệ thực vật là 127.728 tấn, trong đó, hơn 30 tấn thuốc trừ sâu và gần 40 tán thuốc trừ cỏ.
Giải pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Chính phủ rất coi trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, vì vậy, giải quyết được vấn đề nông nghiệp hữu cơ sẽ phần nào giải quyết được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo PGS. TS Lê Duy Hưng, trước tiên, các Bộ, ngành cần phối hợp ban hành các quy định, hướng dẫn cho sản xuất hữu cơ như tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về giám sát sản xuất, chứng nhận … phù hợp với điều kiện Việt Nam và hài hòa quốc tế. Phải có vùng quy hoạch đối với các địa phương dành diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ và vùng sản xuất lớn cho chuyên canh với các sản phẩm thế mạnh của vùng cho phát triển hữu cơ. Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ và khuyến khích cho tổ chức sản xuất.
Ngoài ra, với Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cần tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách với cơ quan quản lý nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam. Hướng dẫn và giúp đỡ các đơn vị xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ và kết nối với các quỹ đầu tư trong và ngoài nước.
Cùng với vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, hiệp hội thì các đơn vị, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh cần tạo dựng thương hiệu uy tín. Đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc, yêu cầu của tiêu chuẩn hữu cơ, kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào và đặc biệt không sử dụng hóa chất trong sản xuất.
Cùng với sự vào cuộc của cơ quan chức năng, các Bộ, ngành thì từng người dân ý thức cao hơn nữa về vấn đề nông nghiệp hữu cơ.
Theo Đức Mậu/vietq.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã