Học tập đạo đức HCM

Nữ giảng viên dỡ mái nhà để trồng đủ loại rau

Chủ nhật - 20/11/2016 08:19
Chị Huyền (Cầu Giấy, Hà Nội) đã lật bỏ phần mái tôn trước nhà để làm giàn rau 2 tầng, nhờ thế mà thoải mái có rau ăn, không phải mua.


Chị Huyền (đang công tác tại Học viện Phụ nữ Việt Nam) chia sẻ, những năm gần đây con cái đã lớn, công việc cũng ổn định nên chị có thời gian tìm thêm niềm vui trong việc trồng trọt. Từ cuối năm ngoái chị đã mua những giỏ hoa và kệ hai tầng trồng rau đặt khắp khu sân phơi phía sau nhà.

 
Nữ giảng viên dỡ mái nhà để trồng đủ loại rau

Hoa nở nhiều, rau cũng tươi tốt, ai ngắm khu vườn cũng khen chị mát tay. Tuy nhiên, chị Huyền nhận thấy khu vườn hiện tại vẫn cớm nắng, rau củ chưa thể phát triển nhanh được. 

 
 
Nữ giảng viên dỡ mái nhà để trồng đủ loại rau

Từ tháng 6 năm nay, chị nảy ra ý định phá bỏ mái tôn trước nhà để mở rộng diện tích trồng rau. Chị đã vẽ bản thiết kế và đưa cho thợ. Rất nhanh chóng, chỉ sau hai ngày một khu vườn mới được hình thành với hai tầng khung thép chồng lên nhau. Chị gọi đó là vườn ở tầng 6, tầng 7.

 
 
Nữ giảng viên dỡ mái nhà để trồng đủ loại rau

Ở khu vườn tầng 6, chị Huyền đặt nhiều giá trồng hai tầng, ưu tiên trồng các loại rau. Tại khu vườn tầng 7, chị đặt các chậu lớn trồng các loại cây dây leo, cũng như các giỏ treo. 

 
 
Nữ giảng viên dỡ mái nhà để trồng đủ loại rau

Mỗi ngày chị dành 2-3 tiếng cho khu vườn, chủ yếu để tưới tắm, thu hái. Vào hai ngày cuối tuần, thời gian chị ở ngoài vườn nhiều hơn trong nhà, lúc đó chị làm đất, trồng cây mới, thay đổi vị trí các chậu...

 
 
Nữ giảng viên dỡ mái nhà để trồng đủ loại rau

Chưa từng có kinh nghiệm làm vườn nhưng chị Huyền chăm chỉ tìm hiểu và đến nay giống như một nhà nông thực thụ. Theo chị, để rau củ xanh tốt, không sâu bệnh thì khâu làm đất là quan trọng nhất. Chị thường phơi đất thật khô trong vài ngày, sau đó mới đem trộn với các loại đất thịt, phân bón để trồng.

 
 
Nữ giảng viên dỡ mái nhà để trồng đủ loại rau

Hàng ngày, chị đem dồn các loại vỏ, rễ rau củ lại. Mỗi khi trồng, chị đặt chúng xuống dưới đáy chậu. Khi cây lớn, rễ dài hút xuống đáy thì lúc đó các rác thải từ cây cối này cũng phân hủy thành phân xanh tự nhiên. Chị dùng nước gạo ủ chua để tăng thêm dinh dưỡng cho rau.

 
 
Nữ giảng viên dỡ mái nhà để trồng đủ loại rau

Với các loại cây dây leo, yêu cầu cần nhiều chất dinh dưỡng hơn, chị Huyền dùng các thùng đất to, bỏ nhiều phân xanh tự nhiên hơn, cũng như trộn tro, trấu cho tơi xốp. "Mỗi lần về quê Ninh Bình, vợ chồng tôi lại chở rất nhiều tải đất, phân bò, tro, trấu mang lên thành phố để trồng dần", chị Huyền chia sẻ.

 
 
Nữ giảng viên dỡ mái nhà để trồng đủ loại rau

Ngoài ra, để vườn rau xanh tốt hơn, chị thường tưới thêm một ít phân đầu trâu ở thời kỳ cây mới bắt đầu lớn, mục đích để kích thích nó phát triển, rễ đâm sâu hơn, hút được nhiều chất dinh dưỡng phía dưới.

 
 
Nữ giảng viên dỡ mái nhà để trồng đủ loại rau

Do muốn được tự tay chăm sóc khu vườn nên dù có tới 3 khu trồng rau với hơn 50m2, sẽ mất nhiều thời gian nhưng chị Huyền không làm hệ thống tưới tự động. Chị muốn ngày ngày tưới tắm cho từng cây để biết chúng có vấn đề gì còn kịp thời xử lý. Hơn thế, chị thường xuyên thay đổi vị trí các cây trong vườn theo từng thời kỳ, nên việc tưới tay sẽ thuận tiện hơn.

 
 
Nữ giảng viên dỡ mái nhà để trồng đủ loại rau

Với niềm đam mê, chị Huyền đã biến khu vườn của mình thành một không gian lúc nào cũng xanh tốt. Trong khu tập thể giảng viên, ngôi nhà chị nổi bật nhất. 

 
 
Nữ giảng viên dỡ mái nhà để trồng đủ loại rau

"Những người hàng xóm bảo họ đã ngắm vườn của tôi cả tiếng. Có hôm tôi còn nhận được ảnh của những người bạn đứng từ các tòa nhà khác chụp nhà tôi", chị Huyền vui vẻ kể.

 
 
Nữ giảng viên dỡ mái nhà để trồng đủ loại rau

Mới làm vườn chưa đầy một năm mà chị Huyền trồng gì cũng cho bội thu. Gần như lúc nào đến nhà chị cũng thấy hình ảnh những giàn bầu bí lúc lỉu, cà chua xum xuê, các loại rau xanh mướt... Khu vườn thoải mái cung cấp rau củ cho nhà chị với gia đình bố mẹ và hai em, thỉnh thoảng chị cũng đem tặng cho bạn bè.

 
 
Nữ giảng viên dỡ mái nhà để trồng đủ loại rau

Từ khi có khu vườn, chị Huyền thấy mình như trẻ ra vài tuổi. Bữa cơm gia đình vì rất an tâm nên ngon miệng, ngập tiếng cười. "Nhiều bữa cơm toàn các món từ rau nhà làm được, chồng mình mới nói đùa: 'Chị ơi, em ngậm rau, ngậm cỏ, em lạy chị, cứ ăn nhiều rau thế này em thành con sâu mất'", chị Huyền hạnh phúc chia sẻ.


Tác giả bài viết: Phan Dương

Nguồn tin: vnexpress.net

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập726
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại742,857
  • Tổng lượt truy cập93,120,521
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây