Học tập đạo đức HCM

Dân vận khéo để hoàn thiện giao thông nông thôn

Thứ hai - 21/11/2016 03:49
Năm 2016, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ đăng ký xây dựng 4 mô hình "Dân vận khéo" trên lĩnh vực xây dựng cầu đường giao thông. Đến nay, các mô hình đã hoàn thành, góp phần nâng chất tiêu chí giao thông trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Để thực hiện các công trình này, nhân dân trong xã đã đóng góp hơn 300 triệu đồng, 1.500 ngày công lao động và hiến 6.000m2 đất.

Trong các mô hình "Dân vận khéo" mà xã đã thực hiện, mô hình vận động nhân dân hiến đất, nâng cấp mở rộng cầu, đường giao thông tại ấp Thạnh Trung được đánh giá cao, vì mang lại hiệu quả thiết thực nhất. Theo ông Nguyễn Đức Huy, Chủ tịch UBND xã, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ xã Trung Hưng, tuyến đường ở ấp Thạnh Trung dài khoảng 2.000 m.

Trước đây, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, xã đã bê - tông hóa gần hết tuyến, với mặt đường rộng 4m, đảm bảo cho xe 4 bánh lưu thông. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 250m đường, mặt đường chỉ rộng 2,5m và cầu Kênh Mới nằm trên tuyến chỉ rộng 3m. Do đó, năm 2016, Đảng ủy, UBND xã giao Hội Cựu chiến binh (CCB) xã xây dựng mô hình "Dân vận khéo" nâng cấp, mở rộng cầu đường giao thông ấp nhằm đảm bảo xe 4 bánh có thể lưu thông trên toàn tuyến.

 

 dan van kheo de hoan thien giao thong nong thon hinh anh 1

 Cầu Cây Dừng được xây dựng mới khang trang, rộng rãi, tạo điều kiện người dân đi lại thuận tiện.

 

Hội CCB xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động bà con ấp Thạnh Trung hiến đất để Nhà nước đầu tư mở rộng đường. Bà con cũng thống nhất đóng tiền và góp ngày công để làm cầu. Chú Nguyễn Văn Khảm, người dân ấp Thạnh Trung, phấn khởi nói: "Hiện tại cầu, đường trên toàn tuyến rộng từ 4m trở lên, thông thoáng, khang trang, xe hơi có thể chạy bon bon, bà con đi lại rất thuận tiện. Đây là công trình rất ý nghĩa, hợp lòng dân. Tôi ủng hộ 500 ngàn đồng và trực tiếp tham gia làm cầu cùng bà con".

Những ngày làm cầu, bà con còn tổ chức nấu ăn cho nhân công, đảm bảo tiết kiệm chi phí, thắt chặt tình đoàn kết trong ấp. Ông Nguyễn Đức Huy, Chủ tịch UBND xã Trung Hưng phấn khởi nói:"Tính chung, tổng số tiền xây dựng cầu là 180 triệu đồng và 400 ngày công.

Cái hay của Hội CCB xã là không chỉ vận động cán bộ, hội viên CCB, bà con ấp Thạnh Trung mà còn tổ chức vận động toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân viên đang sinh sống, làm việc tại xã đóng góp. Chúng tôi rất ủng hộ cách làm này".

Trước kia, cầu Cây Dừng ở ấp Thạnh Quới chỉ là cầu ván tạm, việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn, khi lưu thông ngược chiều, 2 xe phải dừng lại nhường đường nhau. Để tạo thuận tiện cho việc đi lại và đảm bảo an toàn giao thông, đầu năm 2016, Xã Đoàn Trung Hưng đăng ký mô hình "Dân vận khéo" vận động đoàn viên, bà con đóng góp tiền, ngày công làm cầu bê-tông.

Anh Võ Văn Tấn, Bí thư Xã Đoàn Trung Hưng, cho biết: "Nhờ sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo xã, sự hỗ trợ của Ban Từ thiện xã, Huyện Đoàn… công trình cầu Cây Dừng hoàn thành sau khoảng 1 tháng thi công (từ tháng 7 đến tháng 8-2016), với tổng số tiền 118 triệu đồng và hơn 400 ngày công lao động".

Bên cạnh đó, mô hình vận động nhân dân hiến 6.000m2 đất để Nhà nước đầu tư làm đường bê-tông của Hội Nông dân xã, và mô hình vận động nhân dân các ấp giặm vá, làm nền hạ, trải đá bụi các tuyến đường giao thông ấp của Khối Dân vận xã đều được triển khai thực hiện tốt. Qua đó, đảm bảo điều kiện về hạ tầng giao thông, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển.

Đồng chí Ông Văn Nghiệp, Trưởng Khối Dân vận xã Trung Hưng khẳng định: Việc phát động, triển khai thực hiện các mô hình "Dân vận khéo" trên lĩnh vực giao thông của xã đạt được kết quả khả quan. Đó là nhờ các đoàn thể chủ động xây dựng kế hoạch, chú trọng tuyên truyền, vận động, phát huy dân chủ, tạo được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân. Đặc biệt, sau khi các công trình hoàn thành, Khối Dân vận tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân tích cực, chủ yếu khen người dân, từ đó, bà con phấn khởi, xây dựng mối quan hệ khắng khít, tạo dựng lòng tin giữa người dân và chính quyền địa phương.

 
Tác giả: Tâm Khoa
Nguồn: Báo Cần Thơ
 Tags: xây dựng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập304
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại875,517
  • Tổng lượt truy cập92,049,246
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây