Học tập đạo đức HCM

Đầu ra nào cho nông sản sạch?

Thứ năm - 20/09/2018 04:55
Đa số người tiêu dùng khó tiếp cận nông sản sạch khi thống kê từ Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho thấy, có đến 85% nông sản tiêu thụ qua các kênh truyền thống là chợ, shop nhỏ lẻ hay là gánh hàng ven đường, chỉ có 15% còn lại là qua kênh hiện đại như siêu thị hay cửa hàng tiện lợi.

Ngày 19/9, tại Hà Nội, Liên minh nông nghiệp và Tổ chức Oxfam đã tổ chức Diễn đàn chính sách nông nghiệp (VAPF) với chủ đề “Làm thế nào để phát triển thị trường cho nông sản sạch” nhằm thảo luận về những khó khăn của quá trình sản xuất nông nghiệp sạch.

Diễn đàn có sự góp mặt của nhiều chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách và đại diện các doanh nghiệp trong lĩnh nông nghiệp.

Nông nghiệp hữu cơ vẫn "chậm lớn"

Phát biểu tại Diễn đàn, TS Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho biết, nông nghiệp hữu cơ kết hợp phương pháp canh tác truyền thống với những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm mang lại lợi ích cho môi trường, thúc đẩy mối quan hệ bình đẳng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả các thành phần tham gia vào nông nghiệp hưu cơ. Bốn nguyên tắc chung của sản xuất hữu cơ gồm: Sức khỏe - Sinh thái - Sự công bằng - Sự cẩn trọng.

dau ra nao cho nong san sach
Diễn đàn chính sách nông nghiệp (VAPF) với chủ đề “Làm thế nào để phát triển thị trường cho nông sản sạch” ngày 19/9 tại Hà Nội. (Ảnh: K.M)

Xuất phát từ nhu cầu của thị trường và sự chủ động của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại và hội viên Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, trên cả nước đã hình thành nhiều mô hình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm hữu cơ như: Công ty Ecolink (1.000 ha chè hữu cơ tại Hà Giang, Lào Cai); Công ty Viễn Phú sản xuất lúa - cá (Cà Mau) với diện tích canh tác trên 250 ha; Công ty Organic Đà Lạt sản xuất rau hữu cơ; Tập đoàn Minh Phú nuôi tôm sinh thái ở rừng ngập mặn Cà Mau đã có chứng nhận hữu cơ xuất khẩu sang EU (hơn 20.000 ha)… Gần đây đã có một số tỉnh thành có chủ trương thành lập Hội nông nghiệp hữu cơ tỉnh như: Khánh Hòa, Bình Thuận, Hòa Bình, Tuyên Quang, Cao Bằng...

Tuy nhiên, TS Hà Phúc Mịch đánh giá, đến nay người tiêu dùng trong nước vẫn chưa biết nhiều và hiểu nhiều về nông nghiệp hữu cơ và sản phẩm hữu cơ, do vậy chưa tồn tại, hình thành thị trường tiêu thụ tại chỗ và chưa khuyến khích các nhà sản xuất chuyển đổi từ nông nghiệp thông thường sang nông nghiệp hữu cơ. Ngoài ra, hạ tầng phụ trợ như chứng nhận, xúc tiến thương mại, cơ chế đầu tư, dịch vụ, cung ứng vật tư cho nông nghiệp hữu cơ cũng gần như chưa có.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Thị Hồng Minh, Đại diện Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT) nhận định, sản xuất nông sản sạch vẫn đang “chậm lớn”. Đa số người tiêu dùng khó tiếp cận nông sản sạch khi thống kê từ Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho thấy, có đến 85% nông sản tiêu thụ qua các kênh truyền thống là ngoài chợ, shop nhỏ lẻ hay là gánh hàng ven đường, chỉ có 15% còn lại là qua kênh hiện đại như siêu thị hay cửa hàng tiện lợi.

Cần giải pháp đồng bộ

Hướng tới phát triển thị thường cho nông sản sạch, các chuyên gia khuyến nghị, cần có giải pháp đồng bộ từ phía các cơ quan quản lý, nhà sản xuất cho đến người tiêu dùng. Về phía các cơ quan quản lý UBND các tỉnh, thành phố cả nước cần sớm triển khai đưa Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ đưa vào thực tiễn địa phương. Các địa phương có thể ban hành thêm các chính sách ưu tiên của tỉnh cho phát triển nông nghiệp hữu cơ. Bên cạnh đó, UBND các tỉnh, huyện nên có đề án hoặc nghị quyết chuyên đề về phát triển nông nghiệp hữu cơ của tỉnh, địa phương.

Về phía người sản xuất, cần định hướng rõ thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ của gia đình, trang trại (chợ địa phương, khu vực dân cư, siêu thị hay xuất khẩu…) vì mỗi một thị trường đều có các yêu cầu về tiêu chuẩn hữu cơ riêng và để đáp ứng được các yêu cầu đó cần phải đảm bảo tìm hiểu thị trường, tiêu chuẩn và các quy định an toàn thực phẩm.

dau ra nao cho nong san sach
Người tiêu dùng cũng cần tìm hiểu rõ các thông tin khi mua sản phẩm hữu cơ, thông tin chứng nhận, truy xuất nguồn gốc. (Nguồn: Liên minh HTX Việt Nam)

Bên cạnh đó, các tổ chức chứng nhận cần nâng cao trình độ, hiểu biết trong chứng nhận hữu cơ, giữ vững chữ “tâm” với nghề đảm bảo chứng nhận đúng, đủ các nguyên tắc của tiêu chuẩn hữu cơ, minh bạch các hoạt động của tổ chức chứng nhận, khuyến khích người sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hữu cơ đã lựa chọn và góp phần làm minh bạch thị trường. Không bao che cho các đơn vị sản xuất chưa đạt chuẩn mà vẫn được chứng nhận, gây méo mó thị trường và mất niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm hữu cơ có chứng nhận.

Nhà phân phối nên tìm hiểu rõ sản phẩm đang phân phối, ví dụ: tiêu chuẩn hữu cơ nào đang được áp dụng, đã được chứng nhận chưa? Đơn vị nào chứng nhận? phẩm chất, chất lượng có ổn định không và hơn cả là giá cả cần phải đảm bảo đi liền với giá trị sản phẩm.

Người tiêu dùng cũng cần tìm hiểu rõ các thông tin khi mua sản phẩm hữu cơ, thông tin chứng nhận, truy xuất nguồn gốc, thường xuyên đóng vai trò là giám sát viên thị trường đối với sản phẩm gia đình đang sử dụng, điều này đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và thúc đẩy tính minh bạch của thị trường lên cao hơn…

Tác giả bài viết: Khôi Minh

Nguồn tin: baoquocte.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập210
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại195,512
  • Tổng lượt truy cập90,258,905
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây