Học tập đạo đức HCM

Để cam sành không "sống mòn" trên đất lúa

Thứ ba - 28/03/2017 00:01
Không những tăng diện tích ồ ạt trên đất lúa, cây cam sành còn bị người dân ép cho trái sớm. Theo các nhà khoa học, tình trạng này nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường và nhất là “hư” đất.

de cam sanh khong 'song mon' tren dat lua hinh anh 1

Chuyển đổi hình thức trồng “cam rau” bằng kiểu trồng cam vườn, có sự đầu tư giống sạch bệnh, thiết kế vườn, đắp mô bài bản để phát triển ổn định.

 “Sạ cam” trên đất ruộng

Trước việc cam sành phát triển “nóng”, từ cuối năm 2016, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp- PTNT) đã tiến hành khảo sát nắm tình hình. Kết quả, cho thấy gần 86% diện tích trồng cam trên đất ruộng, còn lại là đất vườn.

Trong 6 tháng đầu năm 2016, đã có 700ha đất lúa được người dân chuyển sang trồng cam sành, nâng tổng diện tích toàn tỉnh lên 8.000ha cam/41.000ha cây ăn trái. Ngoài Tam Bình, Trà Ôn thì khoảng 3 năm trở lại nông dân Vũng Liêm cũng đua nhau trồng cam sành. Đáng nói là phần lớn nông dân trồng theo phong trào, kiểu “mì ăn liền” chứ rất ít hộ rành kỹ thuật.

Lợi nhuận trung bình mà nông dân thu được khi trồng cam trên đất ruộng cao hơn 1,5 lần so với trồng cam trên đất vườn, bởi vì mật độ trồng rất dày, lên đến 5.000 cây/ha, thậm chí có trường hợp trồng 7.000- 8.000 cây/ha.

PGS. TS Trần Văn Hâu (ĐH Cần Thơ) thừa nhận, không riêng Vĩnh Long mà nhiều tỉnh khác cam sành đều có thu nhập rất cao nên được nhiều nhà vườn mở rộng diện tích.

Tuy nhiên, thực tế sau thời gian không ít hộ thua lỗ nặng nề, thậm chí không có cam thu hoạch sau trồng. Có nhiều nguyên nhân chủ yếu, sử dụng giống trôi nổi, mang mầm bệnh, trồng dày không tạo tán...

“Chúng tôi nói vui là họ sạ cam chứ không phải trồng, bởi 1ha họ trồng tới 4.000- 5.000 cây. Trồng kiểu này muốn ăn lâu dài cũng không được, còn thực tế cam sành họ trồng dày mà tốt thời gian qua, theo tôi là nhờ phân, thuốc hóa học chứ không phải do áp dụng kỹ thuật sản xuất”- PGS. TS Trần Văn Hâu cho biết thêm.

Tuy nhiên, giải thích lý do này, theo anh Trần Văn Đại ở xã Hiếu Thành (Vũng Liêm), 1 công đất ruộng đầu tư tiền thuê đất, lên liếp và cây giống (khoảng 500 cây/công) tốn khoảng 50 triệu đồng và sẽ thu hồi vốn ở vụ thu hoạch đầu tiên.

Vụ thứ 2, nếu cam đạt năng suất 8 tấn/công, bán giá 30.000 đ/kg sẽ thu về trên 200 triệu đồng và lời chắc 150 triệu đồng/công.

“Bây giờ, sâu bệnh tấn công rất nhanh, nếu trồng cam thưa theo kiểu truyền thống từ 4- 5 năm mới thu hoạch sẽ thiệt hại rất nặng nên giờ nhà vườn trồng cam theo kiểu “mì ăn liền” sẽ ăn chắc hơn, sâu hại chưa kịp tấn công thì đã thu lợi”- anh Đại nói.

“Ép” cây cho trái sớm

 de cam sanh khong 'song mon' tren dat lua hinh anh 2

Vì lợi nhuận “khủng”, nhiều diện tích cam sành được đưa xuống ruộng.

Theo kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, có đến trên 50% hộ dân mua cam giống từ vườn cam của hộ dân khác và trên 36% mua giống trôi nổi.

Đặc biệt, quá trình trồng, sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, phân bón để ép cây cho trái sớm. Kết quả điều tra của cơ quan này cũng cho thấy, nông dân trồng cam phải sử dụng thuốc rất nhiều, tổng số lần phun gồm thuốc cỏ, trừ sâu, nhện, bệnh và thuốc xử lý ra hoa cho cây cam ít nhất là 1 lần và cao nhất là 5 lần/tháng.

Theo PGS. TS Trần Văn Hâu, phần lớn nông dân đi thuê đất trồng nên họ thiết kế sơ sài, đắp “mô thúng”, sử dụng cây giống trôi nổi giá rẻ và trồng như “trồng rau” hay “trồng rẫy”, làm sao mức đầu tư thấp nhưng lợi nhuận sớm nhất.

Một vụ cam từ thời điểm bắt đầu xử lý ra hoa đến khi thu hoạch (khoảng 8 tháng), tổng số lần phun thuốc trong một vụ cao nhất là 45 lần, thấp nhất là 11 lần, trung bình 25 lần/vụ.

Theo TS. Huỳnh Kim Định- Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, theo đặc tính cây cam sành, sau 5 năm trồng mới cho trái ổn định.

Nhưng thực tế cây cam bây giờ chỉ hơn 1 năm là nông dân đã “ép” cho trái, từ 2- 3 năm là đã phải đốn bỏ vì cây kiệt sức, chỉ cho trái nhỏ và bị bệnh liên tục.

Trước đây, Vũng Liêm được xem là “miền đất lạ” với cam sành nhưng chỉ sau hơn 4 năm toàn huyện hiện có 400ha. Nhờ cam mà nhiều hộ khá lên, nông dân thua cam sành chỉ đếm đầu ngón tay, nhưng theo lãnh đạo địa phương thì tương lai cây trồng này rất khó nói trước điều gì.

Bởi, thực tế lợi nhuận “khủng” từ cam mà “làm ruộng không thể mơ” đã khiến cho rất nhiều nông dân “lao” vào cây cam cũng theo cách “nóng” mà lợi nhuận của nó mang lại.

Theo PGS. TS Trần Văn Hâu, thường người thuê đất trồng cam chỉ thuê trong vòng 5 năm và sau 2 năm trồng cho thu hoạch, chính điều này sẽ làm cây mau suy, dịch bệnh hoành hành và sử dụng nhiều thuốc hóa học gây tồn dư trong đất, ảnh hưởng đến môi trường.

 

Ngoài ra, việc trồng dày thường xảy ra bệnh nên phải đốn bỏ sau 3- 4 năm, sau khi đốn bỏ trồng lại thường gặp thất bại liên tiếp.

Ngoài ra, cam sành còn nảy sinh nhiều vấn đề địa điểm trồng có nằm trong khu quy hoạch, khu vực khuyến cáo hay không và không ít hộ bất chấp cả việc không rành về kỹ thuật. Trong khi đó, cây cam sành là cây đòi hỏi kỹ thuật và chăm sóc, đầu tư phân thuốc rất cao, nhất là muốn cho trái vụ nghịch.

Mặt khác, bệnh vàng lá greening vẫn đang hoành hành chưa có thuốc đặc trị, còn bệnh vàng lá thối rễ tuy đã có thuốc trị rồi, nhưng nếu đầu tư không tốt thì hiệu quả cũng không cao. Đó là chưa kể một lượng phân thuốc hóa học đổ vào ruộng, chắc chắn sẽ ảnh hưởng môi trường.

PGS. TS Trần Văn Hâu cho rằng, thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp trồng cam trên đất lúa là phù hợp. Tuy nhiên, cách trồng như thế nào để phát triển ổn định.

Có thể chấp nhận trồng trên đất lúa nhưng cần khuyến khích chuyển đổi hình thức trồng “cam rau” bằng kiểu trồng cam vườn. Nghĩa là có sự đầu tư giống sạch bệnh, thiết kế vườn, đắp mô bài bản.

ThS. Nguyễn Văn Liêm- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp- PTNT tỉnh Vĩnh Long cho rằng, không nên khư khư bắt nông dân trồng cam sành thưa, rồi bón phân cân đối như ngày xưa thì khoa học chưa sát thực tế. Ngành nông nghiệp đang thực hiện cơ cấu lại sản xuất, người dân cũng có nhu cầu tăng thu nhập. Vì vậy, đây là mô hình kinh tế hiệu quả cần phát huy, tuy nhiên các địa phương cần hết sức lưu ý việc dung hòa sản xuất, làm sao bền vững đúng quy hoạch đảm bảo sức khỏe và môi trường.

Theo Nguyễn Hoàng - Lê Sơn (Báo Vĩnh Long)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập307
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại197,710
  • Tổng lượt truy cập92,575,374
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây