Học tập đạo đức HCM

Đi tour vườn rau, trại trùn học làm nông nghiệp sạch

Thứ năm - 19/10/2017 10:19
Không thu tiền kiếm lời, cũng không quảng cáo sản phẩm, tour mà các bạn trẻ tự tổ chức chỉ muốn đưa mọi người đến những nơi "làm nông nghiệp tử tế".

Những nơi họ đưa mọi người đến là những "hạt giống" tốt lành mà họ muốn nhân lên: trại trùn của anh Đông, vườn cà tím của chú Thanh, vườn cacao của chú Nhẫn, xưởng sản xuất chocolate tự thân của "ông già chocolate" Bùi Durassamy…

Từ vườn cacao đến nhà máy chocolate

6h sáng, chuyến xe mang tên hành trình cacao của nhóm Hiện thực hóa giấc mơ nông nghiệp Israel tại Việt Nam đưa một nhóm khách từ Sài Gòn xuống Chợ Gạo, Tiền Giang để tìm hiểu một chu trình hoàn chỉnh từ trồng trọt, sơ chế đến sản xuất, từ những quả cacao xanh đỏ to như quả xoài đến những viên chocolate ngọt ngào tại nhà máy của một người Việt.

Các bạn trẻ không nhất thiết phải trồng rau, trồng trái cây... Nhưng những chuyến đi lăn lộn với nông dân sẽ giúp họ hiểu nông dân cần gì, khó gì, để có thể giúp cung cấp, phân phối hoặc tiêu thụ cho nông dân.

Nguyễn Đức Dũng (trưởng nhóm Hiện thực hóa nông nghiệp Israel tại VN)

Khách của tour là sinh viên nông lâm, những bạn trẻ muốn khởi nghiệp với chocolate… Điểm dừng đầu tiên là vườn cacao của chú Võ Văn Nhẫn (60 tuổi).

 

Gần 30 người rồng rắn theo chú Nhẫn ra vườn, băng giữa những cây cacao lạ mắt mà nhiều người lần đầu tiên nhìn thấy, nghe chú nói về cây giống, nấm hại, ghép chiết, giá cả… 

Rồi xúm vào giúp bà chủ vườn chặt quả cacao, cạo lấy thịt bỏ vào máy ép, ăn thử thịt quả, chuyền tay nhau chai rượu trái cây làm từ nước ép cacao.

Đi tour vườn rau, trại trùn học làm nông nghiệp sạch - Ảnh 3.

Một bạn trẻ tò mò quan sát cây cacao - Ảnh: VŨ THUỶ

Từ vườn cacao, chuyến xe tiếp tục đi đến nhà máy chocolate Kimmy. Chủ nhà máy, chú Bùi Durassamy, người được mệnh danh là "ông già chocolate", dẫn đoàn đi một vòng quanh cái nhà máy nhỏ thơm lừng với những chiếc máy do chú tự chế tạo. 

Chú thuyết minh chi tiết từ khâu rang, tách vỏ cho đến khâu nấu, tách bơ, ly tâm thành bột, khâu nhào trộn, chế biến để ra được những viên chocolate không bị chảy ở nhiệt độ phòng. Thật bụng, không giấu bí quyết, chú không ngần ngại trả lời bất cứ thắc mắc nào. 

Dừng chân ở quầy thành phẩm, cả nhóm còn được nhấm nháp những viên chocolate ngọt ngào trong khi nghe chú Bùi kể chuyện khởi nghiệp. Từ lần thấy người dân chặt bỏ cây cacao vì HTX không thu mua, chú nung nấu kế hoạch xây một nhà máy. 

Ông già 65 tuổi quyết tâm khởi nghiệp dù hàng tá lần thất bại khi mày mò chế tạo đủ loại máy móc. Chuyện của chú khơi thêm dũng khí cho những kế hoạch khởi nghiệp của những bạn trẻ.

Tour cacao tới Tiền Giang chỉ thu phí 200.000 đồng để trả chi phí thuê xe, nấu bữa trưa chứ không có bất kỳ món lời nào.
Đi tour vườn rau, trại trùn học làm nông nghiệp sạch - Ảnh 5.

Đến thăm nhà máy cacao của chú Bùi Durassamy - Ảnh: VŨ THUỶ

Dám dấn thân vào nông nghiệp

Cũng mang tinh thần sẻ chia và đồng hành cùng nông dân, nhóm Thế hệ ưu tú tổ chức các tour tham quan vườn rau sạch, trang trại trùn quế ở ngoại thành vào những dịp cuối tuần.

Trưởng nhóm Lê Minh Vương (25 tuổi) cho biết cái tên Thế hệ ưu tú không hàm ý xuất chúng, hơn người mà đơn giản là tập hợp những bạn trẻ dám dấn thân vào nông nghiệp.

Tour gần nhất của họ là trang trại trùn quế của một hộ dân trong vườn cao su ở Củ Chi. Trùn quế có thể ăn rất nhiều loại rác, phế phẩm, phân... rồi thải ra phân trùn quế - một loại dinh dưỡng quý cho cây trồng, cải tạo đất và có thể thay thế phân hóa học, thịt trùn lại trở thành thức ăn chăn nuôi giàu dinh dưỡng. Vì thế nhóm tổ chức tour để khuyến khích "nuôi trùn quế, sử dụng phân trùn quế".

Một tour khác dẫn người tham quan đến một vườn cà tím trồng theo đơn đặt hàng của một doanh nghiệp Nhật Bản với những tiêu chuẩn khắt khe. Vườn dùng phân trùn quế để xử lý dinh dưỡng ban đầu cho đất.

Các bạn trẻ được nghe giải thích về cách lắp đặt ống nước theo kỹ thuật tưới nhỏ giọt, chia sẻ về doanh thu, về cách làm ăn của người Nhật, và ăn cà tím luôn không cần rửa.

Theo Vũ Thủy/ Tuổi Trẻ

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập786
  • Hôm nay67,629
  • Tháng hiện tại803,739
  • Tổng lượt truy cập93,181,403
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây