Học tập đạo đức HCM

Đô Lương cần chọn mũi kinh tế trọng tâm để đột phá

Thứ hai - 22/08/2016 23:21
Thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, huy động hiệu quả mọi khả năng, nguồn lực nhân dân nhằm tăng tốc trong xây dựng nông thôn mới, nhân nhanh các mô hình kinh tế hiệu quả và đẩy mạnh thu hút đầu tư là những định hướng đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường gợi mở cho Đô Lương trong chuyến thăm và làm việc mới đây tại địa phương này...

Trăn trở về sự đi lên của huyện Đô Lương, trong chuyến thăm và làm việc ngày 18/8 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường khẳng định lợi thế của Đô Lương chỉ đứng sau TP. Vinh, bởi Đô Lương có bề dày truyền thống lịch sử, đất đai trù phú, có nhiều người đỗ đạt, và cũng là nơi đang được tập trung đầu tư trong thời gian gần đây với sự cải thiện cơ sở hạ tầng, sự có mặt của một số nhà máy lớn. Bởi vậy, Đô Lương cần phải phát huy để tăng tốc.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh, ba yếu tố quan trọng quyết định sự tăng tốc đó chính là sự đoàn kết cộng sự trong cán bộ, nhân dân, phát động phong trào thi đua ở cơ sở và phải tạo được các cơ chế, chính sách phù hợp với địa phương.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường thăm mô hình bưởi Diễn của ông Đào Duy Bảy ở xã Giang Sơn Đông (Đô Lương).
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường thăm mô hình bưởi Diễn của ông Đào Duy Bảy ở xã Giang Sơn Đông (Đô Lương).

Trong thời gian tới, Đô Lương cần xác định một số vấn đề thật trọng tâm để thực hiện thật hiệu quả nhằm tạo dựng niềm tin trong nhân dân, để dân thấy được sức mạnh của đội ngũ cán bộ. Đặc biệt chú trọng tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh xã hội hóa một số lĩnh vực như văn hóa, y tế. Có như vậy Đô Lương mới rút ngắn được con đường đến đích cuối cùng vào cuối nhiệm kỳ 2015 - 2020 để trở thành một trong những huyện khá nhất của tỉnh.

Nhân nhanh các mô hình kinh tế 

Là huyện đồng bằng bán sơn địa, một trong những trọng tâm được Đô Lương chú trọng thực hiện đó chính là sản xuất nông nghiệp. Việc hình thành được cánh đồng giống, cánh đồng lúa chất lượng cao, xây dựng 90 trang trại, 176 gia trại kinh tế vườn đồi là những minh chứng sinh động cho sự chuyển mình của lĩnh vực nông nghiệp của Đô Lương. Với sự năng động, sáng tạo của chính người nông dân, nhiều giống cây trồng đã khẳng định thế mạnh hiệu quả trên đồng đất của huyện. Tuy nhiên, những mô hình như thế chưa nhiều và chưa mang “dấu ấn” của vai trò Nhà nước trong định hướng phát triển về lâu dài. 

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường, để có thể đi nhanh hơn trong sản xuất nông nghiệp, Đô Lương cần tập trung nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả như bưởi Diễn, mía ép ở Giang Sơn Đông cho thu 100 triệu/ha mỗi năm và một số giống cây trồng hiệu quả khác. Tỉnh và ngành Nông nghiệp - Phát triển nông thôn có thể hỗ trợ cùng huyện xây dựng mô hình điểm để tạo các điểm sáng.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường và lãnh đạo một số sở, ngành, huyện Đô Lương khảo sát vùng đất bãi Dộp.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường và lãnh đạo một số sở, ngành, huyện Đô Lương khảo sát vùng đất bãi Dộp.

Cùng với định hướng nhân rộng các mô hình hiệu quả, hiện Đô Lương có đề xuất xây dựng vùng trồng màu trên diện tích 150 ha vùng bãi Dộp thuộc xã Đại Sơn. Đây là vùng đất pha cát nhưng hiện chưa thể sản xuất do không chủ động về nguồn nước nên năng suất một số cây trồng ở đây rất thấp. Để có thể tạo được vùng màu hiệu quả trên đồng đất bãi Dộp, theo ông Nguyễn Văn Lập - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Đô Lương phải quy hoạch dồn điền đổi thửa, khảo sát kỹ nguồn nước ngầm, lên phương án lựa chọn giống cây trồng phù hợp trình sở để tham mưu UBND tỉnh đề xuất phương án kéo đường điện, xây dựng bể tưới để có thể hình thành cánh đồng màu trên vùng đất này.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư

Với lợi thế giao thương thuận lợi, nơi có nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua như QL7, QL15, QL46, đường nối N5 - Hòa Sơn, những năm gần đây, trên địa bàn Đô Lương đã có sự xuất hiện của một số dự án quan trọng. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng như nhìn nhận của lãnh đạo huyện, thì công tác thu hút đầu tư còn chậm, chưa có điểm nhấn. Công tác xử lý thu hồi các dự án đã được giao đất không phát huy hiệu quả, thiếu kiên quyết. Đơn cử như dự án suối nước khoáng nóng ở Giang Sơn được khởi động cách đây 13 năm, qua 1 số chủ đầu tư và từ năm 2011 đã được giao cho  Công ty Hà An, tuy nhiên đến nay vẫn dậm chân tại chỗ. Hiện, huyện Đô Lương kiến nghị UBND tỉnh rút giấy phép của công ty này để huyện có cơ hội kêu gọi các nhà đầu tư khác. Nếu được triển khai, dự án sẽ là một trong những điểm nhấn của tuyến du lịch tâm linh sinh thái kết nối khu di tích lịch sử Truông Bồn, đền Quả Sơn trong nội huyện và tuyến du lịch Vinh - Khu  Di tích Kim Liên - Đô Lương - Cột mốc số 0 Tân Kỳ - và du lịch sinh thái cộng đồng Pù Mát của tỉnh.

Truông Bồn - một điểm đến không thể thiếu khi du khách về với Đô Lương.
Khu Di tích lịch sử Truông Bồn - một điểm đến không thể thiếu khi du khách về với Đô Lương.

Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh và các ngành liên quan như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Văn hóa - Thể thao và Du Lịch, Đô Lương cần chú trọng tập trung kêu gọi các nhà đầu tư vào các cụm công nghiệp như Lạc Sơn, Thượng Sơn, dành một số vị trí có giá trị sinh lợi cao để phát triển thương mại - dịch vụ, như các dự án: Khu đô thị Cầu Tiên, khu trung tâm hội nghị, khu siêu thị nhà hàng khách sạn, chợ trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí ở Đông Sơn, kêu gọi xã hội hóa 1 số công trình văn hóa như đền Quả Sơn. 

Xây dựng thương hiệu sản phẩm

Đô Lương được nhiều người biết đến với nhiều sản vật như bánh đa, giò chả, kẹo lạc, chè xanh Thống Nhất ở Đông Sơn, thịt me Nam Sơn... Tuy nhiên qua nhiều năm, những sản vật này chưa thể vươn tầm, chỉ có thể đến một số thị trường nhỏ một cách tự phát, manh mún. Nguyên nhân do huyện chưa thực sự quan tâm đến câu chuyện xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hay ứng dụng các khoa học công nghệ trong sản xuất, gieo trồng. 

Bánh đa Đô Lương được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, đem lại cuộc sống ổn định cho người làm nghề.
Bánh đa Đô Lương được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, đem lại cuộc sống ổn định cho người làm nghề.

Theo ông Trần Quốc Thành - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, để có được sản phẩm mang tính chất riêng thì Đô Lương cần phát huy lợi thế vị trí địa lý, tạo liên kết vùng trong tiêu thụ sản phẩm, xác định một số sản phẩm chủ lực để xây dựng thương hiệu như các loại cây có múi như bưởi Quang Tiến, bưởi Diễn, chanh không hạt, chuối tiêu hồng. Dự định cho chiến lược xây dựng sản phẩm mang thương hiệu Đô Lương, ông Ngọc Kim Nam - Chủ tịch UBND huyện Đô Lương cho biết: trong thời gian tới đây, huyện có kế hoạch lựa chọn 4 - 5 sản phẩm có tiếng để xây dựng vùng trọng điểm kinh tế như lúa chất lượng cao ở Hòa Sơn, rau an toàn vùng bãi bồi ven sông, phục hồi thương hiệu me Nam Sơn, tơ tằm Đặng Sơn, chuyển đổi nhiều vùng đất cao cưỡng sang trồng ngô phục vụ cho chăn nuôi bò sữa của Nhà máy TH, mở rộng quy mô trồng mía để ép nước ở Giang Sơn và đa dạng hóa sản phẩm của làng nồi đất truyền thống Trù Sơn...

Theo Báo Nghệ An

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập237
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm224
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại195,615
  • Tổng lượt truy cập90,259,008
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây