Theo đó, tính đến 31/12/2013, dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn quốc theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP đạt 671.986 tỷ đồng, tăng 19,67% so với năm 2012; chiếm tỷ trọng 19,32% trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Nếu so với năm 2009 (khi chưa có Nghị định 41), dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã tăng gấp 2,29 lần.
Tại buổi làm việc, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến nhấn mạnh: Nông nghiệp, nông thôn, nông dân là lĩnh vực được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn với nhiều ưu đãi. Về phía NHNN cũng xác định nông nghiệp, nông thôn là một trong 5 lĩnh vực ưu tiên và đã chỉ đạo các TCTD tập trung nguồn vốn cho vay; thực hiện các giải pháp đẩy mạnh cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm giúp người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn vay phục vụ sản xuất kinh doanh.
Cụ thể, NHNN quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam hiện nay là 9%/năm, thấp hơn lãi suất cho vay các lĩnh vực khác khoảng từ 2-3%/năm; Điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ và khuyến khích các TCTD cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn; Thực hiện các chính sách tín dụng đặc thù hỗ trợ cho một số sản phẩm chủ lực trong nông nghiệp, nông thôn; Ban hành các văn bản nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất như cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi vay…
Trong năm 2014, NHNN vẫn xác định nông nghiệp, nông thôn là 1 trong 5 lĩnh vực ưu tiên và chỉ đạo các TCTD tập trung nguồn vốn đáp ứng đầy đủ nhủ cầu vay; cơ chế lãi suất cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được điều chỉnh giảm và thấp hơn các lĩnh vực khác. NHNN sẽ tiếp tục sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ để khuyến khích các TCTD đẩy mạnh đầu tư tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay; xem xét cho vay mới; nghiên cứu thực hiện cho vay thí điểm đối với các mô hình liên kết trong chuỗi sản phẩm nông nghiệp, mô hình sản xuất áp dụng khoa học công nghệ cao…; chỉ đạo các TCTD tiếp tục đẩy mạnh cải cách để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng khả năng tiếp cận vốn cho hộ dân, doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Cao Đức Phát đánh giá: Thời gian qua, các chính sách hỗ trợ tín dụng đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, mặc dù phải đối mặt với thiên tai, dịch bệnh, diễn biến phức tạp của thị trường, nhưng những năm gần đây, ngành Nông nghiệp đã đạt được những kết quả khá toàn diện, duy trì tăng trưởng, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của cả nước, kiềm chế lạm phát, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, tạo nguồn thu ngoại tệ lớn và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.
Theo ndh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;