Học tập đạo đức HCM

Đừng phức tạp hóa những điều đơn giản

Thứ sáu - 23/06/2017 00:10
Trong quản lý các vật tư nông nghiệp, phân bón được đánh giá là mảng phức tạp nhất.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, hiểu hết được các thông tư, nghị định, văn bản trong quản lí phân bón thì thừa tài liệu làm một luận án tiến sĩ. Tuy nhiên, thực tế ngành phân bón không quá phức tạp mà do trong quá khứ, chính các cơ quan quản lí làm nó phức tạp lên mà thôi.  

Vì sao phức tạp?

Đến lúc này, phải thừa nhận một thực tế là ngành phân bón liên tục phải "đập đi xây lại" như vừa qua, lỗi do quản lí nhà nước là chính. Cụ thể ở đây là Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) trong quá khứ và Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) mới đây. Đây là hai Cục chuyên ngành có vai trò, trách nhiệm tham mưu, tư vấn, trực tiếp chắp bút xây dựng các Nghị định, Thông tư để Bộ chủ quản trình Chính phủ ban hành các văn bản quản lý phân bón.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, trong khu vực ASEAN, châu Á cũng như các nước trên thế giới, rất nhiều quốc gia sản xuất phân bón có sản lượng lớn hơn chúng ta hàng chục lần, nhưng ở nước họ chưa bao giờ xảy ra tình trạng lộn xộn, rối rắm như ngành phân bón của ta thời gian qua.

Nguyên nhân chính chúng ta đã thừa nhận một phần do công tác quản lí, nhưng nguyên nhân sâu xa, cốt lõi khiến việc quản lí không đạt mục tiêu ban đầu đề ra là do đâu? Câu trả lời mà chúng tôi được nhiều người gợi ý, là do năng lực và đạo đức của các cán bộ, chuyên viên xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Với đặc thù lịch họp hành dày đặc như ở Việt Nam, lãnh đạo các đơn vị có rất ít thời gian để đọc từng câu, từng chữ các văn bản quy phạm pháp luật. Thay vào đó, mọi điều khoản, chi tiết, quy định kỹ thuật có chuẩn và sát với thực tế hay không phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực cũng như suy nghĩ chủ quan của cán bộ chuyên môn.

Hơn nữa, các Bộ, ban, ngành khác khi thẩm định lại các Nghị định, Thông tư do Bộ chuyên ngành gửi sang họ cũng chỉ thẩm định các mục, điều, chương cơ bản để đảm bảo nó không chồng chéo hay vi phạm vào các luật hay nghị định khác chứ không thể thẩm định được các quy định chi tiết mang tính chuyên ngành hay hàng rào kỹ thuật. Thực tế, trước đây các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lí phân bón bị phản ứng, gây rắc rối, tạo kẽ hở lại chủ yếu xuất phát từ các quy định mang tính kỹ thuật chuyên ngành.  

Bằng chứng là đây

Như đã đề cập ở bài trước, bản thân doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón ở Việt Nam rất nhạy bén. Chỉ cần Nghị định, Thông tư mới ra đời chưa ráo mực họ đã ồ ạt bán ra thị trường hàng loạt sản phẩm tận dụng đúng kẽ hở của luật đó mà không hề phạm luật.

Điển hình là các sản phẩm phân hữu cơ khoáng, phân khoáng hữu cơ, phân bón khác… có tên rất kêu, đặt tên giống công thức các sản phẩm phân NPK cao cấp bán chạy trên thị trường, nhưng tổng hàm lượng dinh dưỡng chỉ vài ba %. Lỗi này do Nghị định 113 quy định các sản phẩm phân bón có tổng hàm lượng dinh dưỡng dưới 18% phải khảo kiểm nghiệm và được công nhận mới được phép sản xuất, lưu hành.

Quy định này thoạt đầu tưởng là để hạn chế bớt các sản phẩm phân bón kém chất lượng, nhưng thực tế lại chính là cánh cửa để phân bón phẩm cấp thấp hiên ngang đi ra thị trường với tên gọi cao cấp. Bởi đã quy định khảo kiệm nghiệm và công nhận thì nếu doanh nghiệp họ đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí, quy định buộc phải cấp phép cho họ, nếu không sẽ bị coi là cản trở, gây khó dễ. Mà trong quá trình khảo kiểm nghiệm chả doanh nghiệp nào dại gì đem sản phẩm kém chất lượng, không đạt yêu cầu đi làm mô hình.

Nhưng thiếu sót là do trong Nghị định 113 và thông tư hướng dẫn chỉ quy định khảo kiểm nghiệm mẫu vật phân bón doanh nghiệp gửi đến, không có quy định về nhãn mác, bao bì, đặt tên với những sản phẩm đó trước khi đưa vào danh mục.

Chính vì kẽ hở này, khi đã có “lệnh bài” thuộc danh mục rồi, trên cơ sở công thức đã được cấp, các doanh nghiệp lách luật, biến tấu đặt tên thật kêu, thật ấn tượng, thậm chí đặt tên kiểu đánh lừa nông dân với mục tiêu là dễ bán và bán được thật nhiều hàng. Nếu khi xây dựng Nghị định, các chuyên viên chỉ cần đưa thêm quy định mang tính hàng rào kỹ thuật, yêu cầu doanh nghiệp gửi kèm tên gọi, bao bì, cách hướng dẫn sử dụng đi kèm mẫu phân bón thì sẽ gần như loại bỏ được các sản phẩm phân bón “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”.  

Công hóa... thiên nga!

Hay như với Nghị định 191 sửa đổi, thay thế Nghị định 113 năm 2007, các chất trung, vi lượng, các chất cải tạo đất từ xưa đến nay vẫn rất đơn giản chả ai đả động gì đến, bà con nông dân ngàn đời rồi vẫn dùng vôi tôi bón ruộng khử chua, hạ phèn. Nhưng nhờ Nghị định 191 định nghĩa phức tạp và đưa vào một loại phân bón mới với tên gọi phân trung, vi lượng mà chất cải tạo đất được nâng lên "tầm cao mới", trở thành phân bón cao cấp.

Không biết do vô tình hay hữu ý, cán bộ, chuyên viên nào tham mưu đưa chất cải tạo đất thành phân trung, vi lượng để quản lí đã nhầm lẫn về khái niệm. Bởi bản thân trong một số loại phân bón, đặc biệt là phân lân nó có sẵn các thành phần trung, vi lượng rồi, nhưng vai trò chính của nó vẫn là chất dinh dưỡng bởi nó cung cấp đa lượng là lân (P2O5).

Ngược lại, các chất trung, vi lượng, chất cải tạo đất chỉ giúp cây trồng có môi trường để hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, mang lại hiểu quả cao hơn, chất lượng tốt hơn. Hay nói cho dễ hiểu, nếu thiếu đạm, lân, kali... chắc chắn cây trồng sẽ không cho năng suất, nhưng thiếu chất cải tạo đất, thiếu trung vi lượng chỉ ảnh hưởng một chút tới chất lượng nông sản và một phần rất nhỏ năng suất.

Do đó, chất cải tạo đất chức năng chính vẫn là cải tạo đất dù nó có thêm một phần chức năng phụ cung cấp một số dưỡng chất trung, vi lượng.

Chỉ bởi một vài cán bộ, chuyên viên "ngẫu hứng" tham mưu đưa chất cải tạo đất thành phân bón trung, vi lượng mà trong 10 năm qua bà con nông dân, đặc biệt là khu vực miền Trung - Tây Nguyên bỏ ra không biết bao nhiêu tiền của cứ tưởng là mua được phân bón cao cấp thay thế phân lân, nhưng thực tế bà con đang bón vôi tôi, bột đá vôi, cát nghiền, cao lanh, đất sét, đôlômít xuống đất, lợi trước mắt thì ít nhưng về lâu dài quá nhiều hệ lụy, nguy hại về mặt khoa học.
Theo NGUYÊN HUÂN/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập435
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại859,438
  • Tổng lượt truy cập92,033,167
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây