Học tập đạo đức HCM

Đường đến thành công của 'tỷ phú quýt đường'

Chủ nhật - 24/09/2017 11:04
Tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, cùng với tinh thần ham học hỏi và áp dụng các thành tựu mới vào trồng trọt, ông Tống Văn Phong (55 tuổi, ngụ ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) miệt mài tập trung vào trồng cây quýt đường. Kết quả thật “bất ngờ”, thu về tiền tỷ, vươn lên làm giàu.
 
  •  
Đường đến thành công của “tỷ phú quýt đường”
“Tôi tạo được thương hiệu riêng của mình ở các chợ đầu mối trái cây vì vậy khách hàng rất tin tưởng, yên tâm về chất lượng”, ông Phong chia sẻ.

Đến với quýt đường từ số 0

Trước đây, khi phong trào trồng quýt hồng phát triển mạnh trên địa bàn huyện, ông Phong cũng lấy diện tích 1.500m2 đất của mình liên tiếp trồng quýt. Cứ nghĩ cuộc sống đã được ổn định nhưng “người tính không bằng trời tính” cơn lũ lịch sử năm 2000 gây ngập và làm chết toàn bộ diện tích quýt hồng. Gia đình ông Phong lâm vào tình cảnh “trắng tay”. Cuộc sống gặp nhiều khó khăn, hàng ngày ông phải đi mò ốc, hái rau muống bán; còn vợ đi hái nấm rơm và làm cỏ thuê để mưu sinh. Nhiều lúc phải vay mượn để xoay xở sinh hoạt gia đình và đầu tư lại vườn cây ăn trái. Qua tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của các nhà vườn, ông quyết định chọn cây quýt đường làm cây trồng chính để phát triển kinh tế gia đình.

Bước vào “hành trình” trồng quýt đường, ông Phong gặp không ít khó khăn từ kỹ thuật đến khâu tưới tiêu, cải tạo đất, xử lý phân bón... Nhưng với sự quyết tâm và ham học hỏi, ông Phong cũng đã vượt qua khó khăn. “Để có thể thành công với cây quýt đường, tôi đã nghĩ ra cách làm riêng cho mình là sản xuất theo quy trình kỹ thuật. Trong việc tiêu thụ sản phẩm, tôi chọn thời điểm xử lý ra hoa phù hợp để cho trái nghịch mùa. Tôi cũng luôn đảm bảo uy tín với khách hàng qua việc phân loại trái. Từ đây, tôi tạo được thương hiệu riêng của mình ở các chợ đầu mối trái cây, vì vậy khách hàng rất tin tưởng, yên tâm về chất lượng”, ông Phong chia sẻ. 

Nhờ sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật, đạt kết quả cao, đầu ra ổn định. 10 năm qua, từ diện tích đất ban đầu ông đã tích lũy vốn và mua thêm đất lập vườn. Đến nay, ông có trong tay 1,7ha diện tích vườn trồng quýt và thuê thêm 3ha đất trồng quýt, cam xoàn và mận An Phước với lợi nhuận hàng năm khoảng 2 tỷ đồng. Ông Phong cho biết, bình quân 1 công quýt đường cho thu nhập khoảng 75 triệu đồng/năm. Vườn quýt của anh còn giải quyết việc làm ổn định cho hàng chục lao động, với mức lương 3 triệu đồng/tháng.

Dán hình, số điện thoại lên sản phẩm

Để phát triển bền vững trái quýt đường, từ buổi ban đầu, ông Phong đã có ý thức trong việc xây dựng thương hiệu, tạo sự khác biệt để thu hút người tiêu dùng. Không chỉ phân loại sản phẩm đúng theo kích cỡ, ông Phong còn chú trọng đến việc sản xuất an toàn, thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật đúng theo khuyến cáo của ngành chuyên môn. Để tạo niềm tin vững chắc hơn nữa đối với khách hàng về chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với quýt đường của mình, ông Phong còn làm một việc mà ít người nông dân nào nghĩ đến và nếu đã nghĩ có lẽ cũng chưa mạnh dạn làm, đó là dán hình của mình, số điện thoại lên những thùng quýt và mang đi tiêu thụ. 

“Tôi xác định là phải sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững và truy xuất nguồn gốc đó mới đáp ứng được yêu cầu người tiêu dùng đề ra và cả cho doanh nghiệp, mới giúp nâng cao chất lượng cạnh tranh được. Từ đó mình phải xác định làm được nhãn hiệu, thương hiệu; tự tôi lên chợ đầu mối để nghiên cứu thị trường; để xây dựng thương hiệu, tôi làm kỹ càng nên mấy năm trước quýt đường của tôi bán cao hơn từ 5.000 – 10.000 đồng/kg”, ông Phong cho biết.

Năm 2014, ông được lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp cho đi tham gia học tập kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp tại Thái Lan. Sau chuyến đi, ông Phong đã “thức tỉnh” và cho rằng, muốn phát triển cần phải sản xuất theo hướng liên kết để tránh rủi ro, đồng thời góp phần nâng cao giá trị sản phẩm.  

Quýt đường đang khẳng định thương hiệu

Nói là làm, ông vận động những hộ dân xã Vĩnh Thới cùng tham gia thành lập Tổ hợp tác (THT) sản xuất quýt đường GlobalGAP, do ông làm Tổ trưởng. Lúc đó có 11 nông dân cùng chí hướng và đồng hành với ông để thực hiện “sứ mệnh” này với diện tích hơn 40ha. “Ban đầu khi thực hiện ý định này, nhiều nông dân khác còn cười mình, vì tiêu chuẩn VietGAP đã khó mà nông dân chưa chịu làm huống chi làm GlobalGAP”, ông Phong tâm sự. Tuy nhiên, “trời không phụ người có lòng”. Đến cuối năm 2016, Cty VinEco thuộc Tập đoàn VinGroup đến khảo sát và ký hợp đồng tiêu thụ quýt đường GlobalGAP với THT. Vậy là công lao của những nông dân tâm huyết đã được ghi nhận.

Để đảm bảo đủ nguồn cung ứng liên tục cho đối tác, trong khi diện tích và năng suất, chủng loại trái cây của Tổ chưa nhiều, anh Phong chọn giải pháp mở rộng mạng lưới liên kết với nông dân. Khi liên kết, ngoài tiêu chí chất lượng sản xuất nông dân phải đáp ứng các tiêu chí về đạo đức, tác phong, tính cách con người và ký kết hợp đồng ràng buộc với Tổ. Đến nay, có khoảng 100 hộ dân liên kết với Tổ để cung cấp sản phẩm rất ổn định.

Với thành công và kinh nghiệm sẵn có, ông Phong đã nhiệt tình giúp đỡ bà con nông dân cách sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sao cho phù hợp để tránh lãng phí và bảo vệ tốt vườn cây. Ngoài ra, anh còn nhiệt tình cho mượn cây giống, bảo lãnh mua vật tư nông nghiệp... Chưa hết, ông Phong còn tích cực tham gia công tác xã hội như vận động đóng góp xây dựng cầu, đường, cất nhà tình thương góp phần vào việc xây dựng “nông thôn mới” ngày càng giàu đẹp.

 Đây được xem là mô hình góp phần “vực dậy” kinh tế gia đình và kinh tế địa phương, đồng thời góp phần khẳng định thương hiệu trái cây của địa phương. Có thể nói từ trước đến nay, sản phẩm trái cây của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long luôn được đánh giá là sản phẩm có chất lượng và được thị trường ưa chuộng nhưng “bài toán khó” của nông sản Việt là thương hiệu. Mô hình này cũng góp phần giải quyết được vấn đề thương hiệu cho một loại nông sản Việt.

Đình Thương/ Pháp Luật Plus


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập155
  • Hôm nay63,992
  • Tháng hiện tại894,719
  • Tổng lượt truy cập92,068,448
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây