Học tập đạo đức HCM

Gà trong văn hóa xưa & nay

Thứ tư - 25/01/2017 10:09
Trong văn hóa dân gian Việt Nam, hình ảnh con gà có một vị trí quan trọng. Thậm chí trong tín ngưỡng dân gian với tục thờ mẫu, thánh, ngũ phủ công đồng, ở những nơi này biểu tượng con gà được đứng ở vị trí trang trọng trước điện thờ tiên thánh…

Tục cúng gà trống đêm giao thừa 

Theo lời các cụ già truyền lại, xưa kia có một chàng dũng sĩ giương cung tên bắn liên tiếp rụng 9 mặt trời. Mặt trời cuối cùng sợ hãi quá bay tít lên cao và trốn biệt không ló ra nữa. Mặt đất lại lạnh lẽo tối tăm. Con người và loài vật rủ nhau đi gọi mặt trời. Chẳng con nào gọi được, cuối cùng chỉ có con gà trống khỏe mạnh cất tiếng gáy vang lừng khiến mặt trời tò mò ngó xuống rồi quên cả sợ hãi hạ thấp dần độ cao, khiến mặt đất lại sáng bừng lên. Đêm Giao thừa (trừ tịch) là đêm trời đất tối tăm nhất, người ta bảo đó là lúc mặt trời ẩn mình sâu nhất. Nhà nhà bảo nhau đều cúng một con gà trống với hi vọng sẽ đánh thức mặt trời chiếu sáng đủ đầy ánh nắng cả năm.

Đó chính là ước mong “mưa thuận gió hòa” của cư dân nông nghiệp. Con gà thành một mã văn hóa đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nghề nông lúa nước. Lâu dần trong phong tục Việt Nam, cúng gà trống hoa thành phong tục của mọi gia đình Việt Nam lúc giao thừa. Còn theo truyền thuyết phương Tây, gà trống là linh vật tượng trưng cho thần Ares, Athena và Heracles. Về mặt phong thủy, bài trí gà trống trong nhà mang lại hạnh phúc, may mắn, công việc thuận lợi. Gà trống bằng sứ còn được xem là linh vật điềm lành. Từ thời trung cổ, gà trống Gô-loa (Gaulois) được người Pháp sử dụng như một biểu tượng tôn giáo, thể hiện niềm hi vọng và đức tin. Vào thời kì Phục hưng, hình ảnh những con gà trống được gắn liền với sự hình thành của nước Pháp.

Và trong lịch sử từ lâu của nước Pháp, Chính quyền cũng chính thức công nhận gà trống thể hiện bản sắc quốc gia, tượng trưng cho sự kiên cường, lòng dũng cảm của người dân nước này. ~ HẠ YẾN Gắn bó với cuộc sống con người, tôn giáo và thần thoại, gà trống hiện diện rất nhiều trong các nền văn hóa phương Đông. Ngày xưa, người ta hay treo tranh gà với dụng ý trừ tà, có lẽ vì con gà gáy sáng, có khả năng xua đuổi bóng tối và tà ma, mang lại ánh sáng, bình an, tin tưởng, sức khỏe, dương khí cho con người. Quê tôi có lời hát ru thật hay: Chiều chiều con quạ lợp nhà Con cu chẻ lạt, con gà đưa tranh. Câu hát đơn giản truyền đi một thông điệp hòa bình và hạnh phúc, giấc mơ đã xuyên triền miên qua nhiều thế hệ. Ước mơ hòa bình: quạ là loài ác điểu chuyên ăn cướp trứng và bắt cóc gà con; gà là loài gia cầm hiền lành, nhưng khi bảo vệ ổ trứng và đàn con cũng trở thành hung dữ, thường đánh bạt đối phương. Ở đây, hai con chim thù địch hợp tác làm chung một việc. Quạ chim trời, ở vị thế cao, làm việc chủ đạo là lợp nhà; gà, chim chuồng, ở vị trí thấp, đưa tranh làm việc trung gian; cu, biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, chẻ lạt, tạo điều kiện ràng buộc.

Gà trong tranh làng hồ 

Làng Đông Hồ nằm ven sông Đuống, cách Hà Nội chừng 40 km về phía Đông, xưa có tên Đông Mại (hay Mái) thuộc tổng Hồ, huyện Siêu Loại, trấn Kinh Bắc (nay là làng Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) là làng có truyền thống nghệ thuật lâu đời. Và những con gà trống hay những con gà mái, gà con, đã là sức sống, là niềm vui, là niềm tin của các họa sĩ tranh làng Hồ. Ở đây, nhiều gia đình vẫn còn giữ được hàng trăm ván khắc cổ, coi là của gia bảo, và hàng năm khi xuân về vẫn đem ra in tranh gà bán Tết. Nên Tú Xương mới có thơ rằng: Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột Om thòm trên vách bức tranh gà. Và Bàng Bá Lân cũng viết: Tết về nhớ bánh chưng xanh Nhớ tràng pháo chuột, nhớ tranh lợn gà. Tranh dân gian Đông Hồ mang nhiều tính ước lệ trong bố cục, trong cách miêu tả về màu sắc.

Tất cả đều sử dụng lối vẽ đơn tuyến, xem tranh dân gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét duy lý rất ngây thơ, đơn giản nhưng lại hợp tình. Tranh Đông Hồ in bằng tay trên bảng gỗ khắc nổi, mỗi màu in có ván khắc riêng. Giấy in tranh là giấy dó. Giấy dó được nghệ nhân Đông Hồ sáng tạo thành giấy của riêng mình bằng cách nghiền nát vỏ điệp, một loại sò sống ở biển và tráng bột này lên mặt giấy có hiệu ứng xa gần do được quét nhiều lớp chồng lên nhau. Người ta dùng lá thông làm chổi quét bột điệp lên, những khe hở của lá tạo các đường rãnh li ti khiến cho mặt giấy có những đường gân lồi lõm nên khi sê lên có cảm giác thô ráp như sờ trên mặt vải thổ cẩm. Hiệu ứng nói đến là cấu tạo thô ráp, tranh Đông Hồ gần gũi với nét dân dã do đó lột tả được chủ đề mà dòng tranh này cần khai thác. Màu làm tranh thường lấy từ chất liệu thiên nhiên. Màu đen của mắt được lấy từ than của rơm nếp, lá tre, lá trúc đốt lên; màu vàng của lông gà được làm từ hoa hòe hay hạt dành dành; màu đỏ của mào gà là son và đỏ vang; màu xanh chàm lấy ở lá chàm tươi đem về ngâm nước vôi cho vữa nát rồi đánh tơi cho nổi bọt, gạn hết nước rồi cô đọng lại; màu xanh lá cây làm từ phèn (phèn xanh) hay gỉ đồng… Nhà phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân từng nhận xét: “Trên thớ điệp, khi hớn hở, khi thanh thản, những màu nguyên rung lên theo ánh sáng.

Màu vàng hòe tượng trưng cho sự no đủ, màu vàng rộm lên như cánh đồng lúa chín, màu xanh như lũy tre, màu đỏ gấc như yếm thắm, màu nhiễu tím như thắt lưng, màu đen như váy lĩnh giữa mùa quan họ. Tiếng nói sâu kín của bản năng và tiềm thức không biết bao lần làm ta giật mình, bồi hồi trong kỷ niệm. Nét tranh khắc rất sâu, màu in phẳng đẹp. Thẩm mỹ của tranh Đông Hồ - trong thẩm mỹ của nghệ thuật dân gian nói chung, là nó giản dị, chân thật, có lúc ngây ngô đến vụng về. Nhưng nó bao hàm một vẻ đẹp không thể cưỡng lại của một tâm hồn xa, như thật còn phảng phất đâu đây của dân tộc, như sự nối tiếp âm thầm của một nền văn hóa lâu đời.

Đứng trước một tờ tranh Đông Hồ, chính là cái lý do tồn tại đó, cái ý vị hồn nhiên mà nó chứa đựng trong mình, hoặc cái ý tưởng trong lành mà nó muốn biểu đạt, đã làm ta xúc động”. Các cụ kể lại, năm ấy (khoảng 1915) cụ Chánh Hoàn gả con gái cho anh Phán Vinh, cụ Đám Giác đã mừng đám cưới bằng một mẫu tranh mới: Gà thư hùng: một gia đình gà gồm gà trống, gà mái và đàn con. Trên tranh có dòng chữ nôm “Lắm con nhiều cháu, giống cánh giống lông” - một lời chúc thật sâu sắc! (Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh). Gà mái có bố cục theo đường xoắn ốc - tạo nên sự nũng nịu. Gà trống được đặt trong một hình thang, đáy lớn nằm trên - tạo nên tư thế chủ gia đình, che chở cho gà mái và đàn con.

Bức tranh gợi không khí hạnh phúc, đầm ấm trong một gia đình. Không chỉ có bức "Gà thư hùng" mà các bức tranh dân gian Đông Hồ đều rất ý nghĩa. Tranh "Gà Đại cát nghinh xuân" (đón xuân tốt lành) thể hiện Gốm sứ Minh Long. một lời chúc tụng và ước vọng cho một cuộc sống may mắn mà người ta gửi đến nhau trong ngày xuân. Gà dạ xướng, nhật minh: Theo quan niệm xưa, tiếng gà gáy xua tan tà ma, quỷ quái, mang tới may mắn. Kê cúc (gà trống bên cây cúc): hình ảnh gà trống oai phong, hùng dũng tượng trưng 5 đức tính của người đàn ông; văn, võ, dũng, nhân, tín. Có điều đặc biệt, tranh Đông Hồ chỉ làm và bán mạnh trong dịp Tết Nguyên đán, do đó chủ đề mùa xuân, những ước vọng vẫn bật lên khi chồi xanh cựa mình thường tràn ngập trong tranh. Bởi vậy, nhiều người vẫn gọi là tranh Tết. Dán một bức tranh Tết chứa chan hy vọng lên tường, người nông dân (những người đầu tiên dán tranh Tết lên tường hẳn phải là nông dân) muốn thả luôn cái lãng đãng của mùa xuân dưới mái rạ ấm áp của mình.

Gà trong tranh, ảnh hiện đại 

Gần đây trên internet, các nhiếp ảnh gia cũng có nhiều tranh gà đặc sắc. Hình ảnh những chú gà con mới nở luôn gợi trong ta một sức sống trong trắng thơ ngây, có chút yếu ớt mà cũng ngây thơ đáng yêu. Tranh gà cũng được vào tranh sơn dầu hiện đại. Bên cạnh đó, các phần mềm của đồ họa cũng giúp các họa sĩ sáng tác các bức tranh gà hết sức hiện đại và không kém phần cuốn hút. Màu sắc sặc sỡ của gà trống và nét cong vồng của đuôi gà là nguồn cảm hứng vô tận cho các họa sĩ thời @.

Hình ảnh chú gà trống với tiếng gáy vang to, báo hiệu một ngày mới bắt đầu với muôn vàn điều hay là một hình ảnh mang tính biểu tượng về một loài động vật luôn cần mẫn với công việc báo hiệu thời gian này. Hình ảnh cũng thường được đề cập trong văn thơ, hội họa và đặc biệt là trên các sản phẩm gốm sứ thủ công. Và đây là một bức tranh lớn là tranh trong đồng hồ, treo ở phòng khách: Ngày xưa, khi treo tranh gà, mỏ gà phải hướng ra ngoài cửa chính hoặc ngoài cửa sổ, hàm ý ra ngoài kiếm ăn, có thể đem lại tiền tài may mắn. Hơn nữa tranh con gà cũng có tác dụng ngăn trừ hung thần, vì vậy rất thích hợp đặt ở phòng khách hoặc cửa chính.

Theo Hạ Yến / Duyên dáng Việt Nam

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập192
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm191
  • Hôm nay27,722
  • Tháng hiện tại868,923
  • Tổng lượt truy cập93,246,587
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây