Học tập đạo đức HCM

Ngư dân Việt đạp sóng Biển Đông

Thứ tư - 25/01/2017 10:03
Những ngày này, hàng ngàn tàu thuyền của ngư dân miền Trung lại háo hức mùa biển cuối năm ở ngư trường khơi xa. Đã thành thông lệ, với một số vùng là sau đó sẽ về ăn Tết, số khác lại xuyên đại dương đêm giao thừa. Một năm đã qua, sóng dữ Biển Đông vẫn không khiến ngư dân chùn bước.

Cuối năm, độc giả lại cùng PV Báo NTNN tận hưởng không khí mặn mòi biển cả, cùng những “cột mốc giữa trùng khơi”…

Vươn khơi mùa biển động

Tại Vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn, tuy biển động nhưng ngay từ sáng sớm nhiều tàu cá công suất nhỏ hành nghề lưới ba màn khai thác hải sản ven đảo vẫn tấp nập ra khơi, sau nhiều giờ lênh đênh trên những con sóng dữ, tàu cập bờ nhiều loại cá tươi rói nằm đầy khoang thuyền.

Ngư dân Bùi Tân, ở thôn Đông xã An Hải cho biết:  Gần 2 tháng nay, biển liên tục động dài, nếu cứ nằm bờ thì lấy gì sinh sống, biết ra khơi lúc này là vất vả nhưng bù lại mỗi chuyến biển cho thu nhập cao, “biển càng động tôm cá càng nhiều, do đó ai cũng muốn cho tàu ra khơi để kiếm thêm thu nhập, tết nhất đến nơi nên ai cũng lo kiếm tiền trang trải việc gia đình”-ngư dân Tân bộc bạch.

 ngu dan viet dap song bien dong hinh anh 1

  Dù thời tiết không mấy thuận lợi, nhiều tàu cá của ngư dân Lý Sơn vẫn ra khơi thả lưới buông câu. ảnh: An Vĩnh

Theo ngư dân Bùi Tân, để ra khơi trong điều kiện thời tiết biển động có gió mạnh cấp 6 - 7 là không dễ, đòi hỏi thuyền trưởng và bạn chài phải là những người dày dạn kinh nghiệm, thuyền trưởng phải nắm và am hiểu được quy luật di chuyển của đàn cá, dòng nước chảy, vừa phải biết chống chọi với sóng to gió lớn, bù lại những vất vả đó là những tay lưới nặng cá từ biển khơi, mùa biển động hải sản khan hiếm, vì thế mà giá cá tăng cao nên thu nhập cũng khá.

Vừa cho con tàu cá công suất 45 CV cập bờ sau gần một ngày thả lưới ở ngư trường ven đảo, ngư dân Nguyễn Lý, ở thôn Đông xã An Vĩnh tâm sự: Nghe đài báo gió đông bắc cấp 6 -7 nhưng vì hành nghề ven bờ nên ông vẫn quyết định cho tàu ra khơi thả lưới, mỗi chuyến biển kiểu này chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ nhưng cho sản lượng khai thác cao, trung bình mỗi ngày tàu của ông cũng kiếm được gần tạ cá các loại, với giá cá tăng cao như hiện nay thì trừ chi phí cha con ông còn cho thu nhập gần 4,5 triệu đồng. Khoản thu nhập này gần bằng nửa tháng so với thời tiết biển êm.

Năm nào cũng vậy, từ sau rằm tháng 10 âm lịch trở đi, vùng biển Lý Sơn liên tục có gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7 và kéo dài hàng tháng trời, việc làm ăn của ngư dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là số tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân phải nằm bờ dài ngày, để tạo thêm thu nhập khi không thể vươn ra các ngư trường xa bờ nhiều chủ tàu cá đã mua sắm ngư cụ là những giàn lưới ba màn để hành nghề ven đảo, kiêm thêm thu nhập trong mùa biển động. Ngư dân Dương Bảy – ở thôn Tây xã An Hải, một chủ tàu cá đánh bắt xa bờ chia sẻ: Gần 2 tháng nằm bờ vì ảnh hưởng của thời tiết, ông quyết định đầu tư 15 triệu đồng mua giàn lưới ba màn để đánh bắt cá ven bờ, gần nửa tháng cho tàu ra khơi trong điều kiện trên sóng, dưới gió, tàu của ông cho thu nhập gần 100 triệu đồng, khoản tiền này bằng một chuyển biển xa bờ đủ tiền để mua gạo và trang trải gia đình.

 Trở về từ ngư trường Trường Sa trong phiên biển cuối năm này, ngư dân Bùi Văn Phải, chủ tàu cá QNg 96169 TS, ở thôn Đông xã An Hải cho biết: Chuyến biển này, thời tiết biển động liên tục nên ông tàu ông đánh bắt tại các bãi san hô quanh đảo Đá Lát, Nam yết… thuộc vùng biển Trường Sa. Sau gần một tháng vươn khơi, tàu của ông khai thác được trên 10 tấn cá các loại, với giá cá tăng cao như hiện nay, trừ chi phí tàu ông còn cho thu nhập gần 300 triệu đồng, mỗi lao động cũng “giắt lưng” gần 10 triệu đồng. Đây là khoản thu nhập không nhỏ đối với ngư dân khi hành nghề trong mùa biển động.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Khởi  - Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã An Hải cho biết: Từ cuối tháng 10 âm lịch đến nay, tuy biển động liên tục nhưng nhiều ngư dân vẫn chưa một ngày ngừng nghỉ ra khơi, trong số này chủ yếu là các tàu cá công suất nhỏ hành nghề lưới ba màn ven đảo và một số tàu công suất lớn đang tham gia khai thác hải sản tại các ngư trường xa bờ.

Ước mong của “người hùng sóng bạc Hoàng Sa”

Cứ ngày mùng 6 Tết Âm lịch hằng năm, trước khi ra khơi chuyến biển đầu năm, các tàu đánh cá ngư dân đánh bắt xa bờ thường tổ chức một buổi gặp mặt để trao đổi, giao lưu trong tổ đội, rồi bàn về hoạt động trong năm mới thế nào để đánh bắt hiệu quả. Có gì ngoài ý muốn thì hỗ trợ nhau kịp thời…với khí thế háo hức, mong ước một năm đánh bắt được mùa”.
Ngư dân Lê Văn Chiến 

 

 

Hơn 35 năm đi biển, gặp biết bao sự uy hiếp, quấy nhiễu, bị tàu Trung Quốc đe doạ, phá ngư trường nhưng ngư dân Lê Văn Chiến (ở phường Xuân Hà, Thanh Khê) không bao giờ chùn bước.

Những ngày này, anh đang tất bật chuẩn bị cho chuyến biển đầu năm 2017. Vừa trở về sau chuyến hải trình ra tận Hoàng Sa, với chuyến biển đầy ắp cá, ông lại tất bật sửa chữa lại tàu, chuẩn bị nhiên liệu cho hành trình chuyến biển 20 ngày sắp tới. “Bây giờ tất cả nhiên liệu cho chuyến biển 20 ngày và 12 lao động đã sẵn sàng, chỉ chờ ngày xuất phát. Chuyến tàu vừa rồi tui bắt được trên 15 tấn cá các loại. Rứa là thắng lợi rồi. Trừ  phí tổn đi cũng còn lời được ít tiền để chia cho các bạn tàu và có thu nhập lo cái tết” – anh Chiến phấn khởi.

Suốt 35 năm bám biển, chuyến biển cuối năm luôn là chuyến biển mà ông và  nhiều ngư dân mong đợi nhất. “Chuyến biển cuối năm thường đem lại thu nhập cao cho những người đi biển do thời điểm tết và những ngày đầu năm, nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ. Nhiều năm qua, chuyến biển cuối năm của chúng tôi đều đạt năng suất như vậy-anh chia sẻ.  “Biển năm ni làm ăn khó khăn hơn so với mọi năm. Phần do thời tiết diễn biến thất thường, phần thì số tàu thuyền nước ngoài hay vào ngư trường của ta hoạt động nhiều gây ảnh hưởng đến thu nhập của ngư dân. Tuy nhiên, anh em ngư dân vẫn kiên quyết bám biển để làm kinh tế, bảo vệ chủ quyền”.

Anh Chiến cho biết, nghề đi biển lắm lúc có chuyến đi được mùa, có khi lại về không, và việc đi biển gặp tàu Trung Quốc quấy phá, rồi phá ngư trường đánh bắt của ngư dân là chuyện thường xuyên. Dẫu vậy ngư dân vẫn không bao giờ bỏ biển. Như chuyến biển đầu năm 2014, tàu anh thắng lớn. “Năm đó, được ngày vươn khơi, nhưng lại gặp đợt gió săn. Đầu năm lại hừng hực khí thế ra khơi đánh bắt, thế là tàu ông vẫn cố vươn khơi. Trong chuyến biển đó, tàu tôi đi đánh bắt 15 ngày nhưng thu hoạch chưa bao nhiêu, chỉ có 7-8 tấn trên tàu, chưa đủ phí tốn để chạy vào. Tàu cố gắng vươn tiếp thì gặp đàn cá, năm đó, tàu về sản lượng đạt 35 tấn. Tổng thu chuyến biến đạt gần 1 tỷ đồng”.

Ước mong của năm mới 2017, anh hứng khởi: “Năm vừa rồi, tàu tôi đánh bắt được tổng sản lượng đạt 100 tấn, trừ các chi phí, chia cho bạn, cũng lãi ròng trên 500 triệu đồng. Hiện tôi đã bán tàu chiếc nhỏ, dự định năm mới, tôi sẽ vay vốn đóng thêm chiếc tàu võ gỗ công suất khoảng 800CV để bám biển dài ngày hơn”. /.

Theo An Vĩnh - Kim Oanh/ Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập300
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm278
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại238,283
  • Tổng lượt truy cập85,145,319
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây