Học tập đạo đức HCM

Gắn địa danh với sản phẩm hàng hóa

Chủ nhật - 02/09/2018 05:16
Quảng Ngãi là địa phương có nhiều sản vật hấp dẫn, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Những mặt hàng này được gắn liền với các địa danh nổi tiếng của địa phương, nên có nhiều lợi thế để phát triển và tìm chỗ đứng trên thị trường.

Tự hào khi hàng hóa mang tên "quê hương"

Mới đây, nhiều địa phương đã kiến nghị UBND tỉnh cho phép sử dụng tên địa danh để xây dựng nhãn hiệu hàng hóa nông sản, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế của mặt hàng nông sản vốn gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ thời gian qua.

Nhờ ứng dụng các kỹ thuật mới trong trồng và chăm sóc, nên cây chôm chôm ở Nghĩa Hành cho năng suất và chất lượng cao. ảnh: PV
Nhờ ứng dụng các kỹ thuật mới trong trồng và chăm sóc, nên cây chôm chôm ở Nghĩa Hành cho năng suất và chất lượng cao. ảnh: PV


Trong tháng 8.2018, có thêm 8 sản phẩm được tỉnh chấp thuận cho phép thực hiện thủ tục gắn địa danh lên sản phẩm. Đó là, sản phẩm "Rượu cần Sơn Hà", "Khoai lang Tịnh Thọ" của HTX NN Tịnh Thọ; HTX SX KD dịch vụ Nông nghiệp Tịnh Long sử dụng địa danh Tịnh Long cho "rau an toàn Tịnh Long"; huyện Nghĩa Hành được phép sử dụng địa danh Nghĩa Hành để xây dựng các nhãn hiệu chứng nhận cho các loại quả, như sầu riêng, chôm chôm, bưởi da xanh, chuối ngự. Trước đó, Quảng Ngãi cũng có nhiều sản phẩm được phép sử dụng địa danh để xây dựng nhãn hiệu tập thể, như quế Trà Bồng, hành tỏi Lý Sơn, cá bống Sông Trà, mạch nha Mộ Đức...

Theo các chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa, kể từ khi sản phẩm được gắn liền với địa danh, thì sản lượng hàng hóa tiêu thụ ngày càng gia tăng. Với những người xa quê, thì cảm thấy tự hào khi mua được những sản phẩm hàng hóa mang tên địa danh của quê hương.

Trong thời kỳ hội nhập thương mại, cánh cửa giao thương hàng hóa các nước trên thế giới, trong khu vực trở nên mạnh mẽ. Sản phẩm của doanh nghiệp trong tỉnh đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của hàng ngoại nhập giá rẻ. Vì vậy, việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa gắn với địa danh trở nên vô cùng ý nghĩa, không những khẳng định chất lượng sản phẩm, kiểu dáng mà còn là cả tên đất, tình người, góp phần tạo nên uy tín, giá trị kinh tế cho các sản phẩm.


Tăng cường quản lý và hỗ trợ

Theo quy chế thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, địa danh không được bảo hộ dưới dạng các nhãn hiệu thông thường. Địa danh chỉ được bảo hộ khi được đăng ký dưới dạng chỉ dẫn địa lý hoặc nhãn hiệu tập thể. Khi sản phẩm mang nhãn hiệu gắn với địa danh sẽ có giá trị kinh tế cao hơn, nhưng đi kèm theo đó là sẽ có không ít sản phẩm bị lợi dụng đánh tráo, gây thiệt hại cho thương hiệu và làm mất niềm tin của khách hàng.

Điển hình là "tỏi Lý Sơn". Thời gian gần đây, liên tiếp sản phẩm tỏi từ các vùng miền khác được đem về đảo Lý Sơn và các thị trường khác để tiêu thụ theo hình thức đóng gói, gắn nhãn mác "tỏi Lý Sơn", nhằm đánh lừa người tiêu dùng. Một số đơn vị, tổ chức xây dựng nhãn hiệu hàng hóa gắn với địa danh chỉ mong muốn bảo vệ giá trị danh tiếng, chưa hiểu sâu giá trị thật của nhãn hiệu này; có tình trạng sau khi được bảo hộ nhãn hiệu thì không được sử dụng trên thực tế.

Nông dân thu hoạch hành, đưa ra thị trường tiêu thụ gắn mác
Nông dân thu hoạch hành, đưa ra thị trường tiêu thụ gắn mác "hành Lý Sơn". Ảnh: TN


Những năm qua, Quảng Ngãi đã khuyến khích, hỗ trợ các đơn vị, tổ chức đăng ký nhãn hiệu hàng hóa gắn địa danh cho các sản phẩm hàng hóa là đặc sản, sản phẩm làng nghề truyền thống. Điều này là hết sức cần thiết, khẳng định nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, danh tiếng cho cả một vùng đất. Tuy nhiên, công tác quản lý và sử dụng các nhãn hiệu hàng hóa còn nhiều hạn chế, đặc biệt là tính cộng đồng trong bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu chưa vững chắc. Khi phát hiện có sự lạm dụng nhãn hiệu hàng hóa cũng không kịp thời lên tiếng đấu tranh, ngăn chặn.
      

Tác giả bài viết: THANH HUYỀN

Nguồn tin: baoquangngai.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập162
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại854,667
  • Tổng lượt truy cập93,232,331
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây