Theo đánh giá của Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NNPTNT), vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 (thế kỷ XX), do chưa thích ứng với cơ chế thị trường, phong trào HTX của cả nước lâm vào tình trạng suy thoái. Phần lớn các HTX làm ăn thua lỗ kéo dài, buộc phải giải thể hoặc chỉ hoạt động cầm chừng, số còn lại tồn tại chỉ mang tính hình thức.
Theo ông Nguyễn Văn Minh – Phó Chi cục trưởng Chi Cục PTNT Bắc Giang, theo thống kê, chỉ có 5 – 7% cán bộ HTX trên địa bàn Bắc Giang có trình độ cao đẳng, đại học; 37 – 38% trình độ trung cấp; còn lại là làm theo kinh nghiệm. “Hầu hết các HTX nông nghiệp không có tài sản thế chấp, phải sử dụng tài sản cá nhân để vay vốn; hiện cũng chưa có chính sách dành riêng cho các HTX nông nghiệp. Cái khó khăn nhất hiện nay là chuyển đổi mô hình kinh tế hợp tác từ kiểu cũ sang các quy định mới, nên muốn HTX nông nghiệp phát triển, cần có chính sách hỗ trợ đặc thù cho loại hình này”- ông Minh đề xuất.
Nên hình thành các công ty cổ phần nông nghiệp
Thống kê của Bộ NNPTNT cho thấy, hiện có tới 70% các HTX nông nghiệp chỉ thực hiện dịch vụ bơm tưới, không đủ sức hút để mọi người cùng tham gia, trong khi HTX hoàn toàn có thể cung ứng được các dịch vụ tối đa nhất cho xã viên và nông dân, trong đó quan trọng nhất là giống, vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra.
Do vậy, theo ông Hà, chúng ta cần có cơ chế để khuyến khích và thành lập các công ty cổ phần (CTCP) nông nghiệp với 3 loại hình là CTCP dịch vụ đầu vào, CTCP đầu ra và CTCP thương mại- có trách nhiệm hình thành chợ tiêu thụ nông sản cho nông dân. “Nếu cứ áp dụng theo Luật HTX như hiện nay, thì HTX chỉ biết sản xuất, không tham gia được chuỗi giá trị sản xuất- kinh doanh- tiêu thụ nông sản. Chúng ta cần khuyến khích thành lập các CTCP nông nghiệp, trong đó cần xác định giá trị của người nông dân bằng các cổ tức cộng đồng (đất đai, hệ thống thủy lợi, điện…) và coi đó là tài sản lớn nhất của HTX và phải lớn hơn của nhà đầu tư”- ông Hà nói.
TS Đào Thế Anh- Phó Chủ tịch Hội Khoa học PTNT Việt Nam cho rằng: “Theo Luật HTX, thì HTX kiểu mới cũng được giao đất làm trụ sở nhưng tồn tại thực trạng HTX kiểu cũ thì chưa thanh lý được đất trụ sở nên đến HTX kiểu mới thì hết đất rồi. Mặt khác, chính quyền cũng có tâm lý không muốn giao đất cho HTX, vì đất công khi đem đầu thầu thì chính quyền được hưởng lợi nhiều hơn”.
TS Hoàng Vũ Quang- Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp thì thẳng thắn nói: “Ở nhiều nơi, HTX vẫn được coi như công cụ của chính quyền, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, UBND xã, hơn là một tổ chức kinh tế. Vì vậy, nhiều HTX nông nghiệp chưa thực sự được nhà nước đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng so với các thành phần kinh tế khác”.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã