Học tập đạo đức HCM

Tính cách mạng và vị thế mới của người nông dân trong thiết kế nhà ở nông thôn mới

Thứ tư - 06/05/2015 08:15
Cho đến nay, vẫn chưa có một làng nông thôn kiểu mới được xây dựng mới hoàn toàn, có tính đồng bộ cao. Đặc thù kiến trúc nhà ở khu vực nông thôn hiện nay rất lộn xộn. Vì các lý do nguồn lực tài chính nên rất khó để xóa bỏ và xây mới hoàn toàn. Với nhà ở nông thôn mới (NTM) bắt buộc phải đặt ra cả những thiết kế phục vụ bài toán cải tạo, giảm thiểu khó khăn về quản lý, tránh cải tạo dang dở và không triệt để. Quá trình này cần có sự vào cuộc không chỉ ngành kiến trúc mà của toàn xã hội để chứng minh lợi ích trước mắt và lâu dài cho người dân, trong đó vai trò tiên phong chính là kiến trúc sư.


Mô hình xây dựng NTM tại huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc).

Trong lịch sử, đô thị là cái đuôi của nông thôn, nhưng dưới thời kinh tế thị trường hiện nay nông thôn lại trở thành cái đuôi của đô thị. Nhà ở đô thị có cái gì thì nông thôn bắt chiếc như vậy. Lâu nay kiến trúc nông thôn thuộc nhóm kiến trúc không có kiến trúc sư. Người dân tự thiết kế tự xây, thiếu sự định hướng, quản lý có hiệu quả của Nhà nước trở thành một thứ kiến trúc chiết chung và hổ lốn.

Do quá trình bùng nổ dân số, áp lực của đô thị hóa trở lại với nông thôn, nhân khẩu nông thôn tăng lên và diện tích đất ở bị thu hẹp lại, nhà ở cũng có xu hướng chia nhỏ lại. Đây cũng là một đặc thù mới cần tính đến trong thiết kế nhà ở nông thôn mới thời gian tới.

Hiện nay, tiềm năng và vị thế của người nông dân đã đổi khác, do vậy, không gian nhà ở mới cần thể hiện rõ tính tự chủ và vị thế mới của người nông dân. Cần xây dựng nhà ở nông thôn mới mang tính cách mạng.

Chắc chắn nhà ở NTM không nhái lại kiểu nhà lô phố thịnh hành ở các đô thị hiện nay. Cũng không thể có một mẫu số chung về mô hình nhà ở cho tất cả các nhà ở nông thôn và vùng mới.

Để thực hiện thành công một mô hình nhà ở nông thôn kiểu mới cần đạt được tính đồng bộ, bắt đầu chính từ khâu quy hoạch. Tùy cụ thể tại từng địa phương, vùng miền với các yếu tố kinh tế, xã hội, tập quán, hiện trạng thực tế để xác định được quy mô, diện tích xây dựng hợp lý, ngôn ngữ kiến trúc riêng. Cần quy hoạch và xây dựng đồng bộ về hạ tầng giao thông, kỹ thuật, dịch vụ. Thực hiện đồng bộ quy hoạch cảnh quan song song với áp dụng các chế tài quản lý kiến trúc nông thôn.


Mẫu thiết kế nhà vườn cho nhà ở vùng nông thôn ven đô.

Thiết kế nhà ở nông thôn mới cần mang tính phổ cập đại chúng trên nguyên tắc xây mới phải kế thừa cái cũ để có được những công trình hiện đại, kế thừa được nguyên tắc, lối sống kiến trúc đã có như lợi thế cơ bản về bố trí công năng, sử dụng vật liệu địa phương, thông gió vi khí hậu. Quỹ đất bị thu hẹp nên hướng đến sử dụng nhà ở từ 2 - 3 tầng.

Kế thừa các yếu tố “xanh” trong nhà ở nông thôn trước đây như nhà có riêng hệ sinh thái tự điều chỉnh là khá cân bằng. Với các luận cứ xác đáng, trên cơ sở đánh giá lại quỹ đất nông thôn trên hiện trạng thực tế từng địa phương, không khó để thiết kế một ngôi nhà nông thôn mới tiện nghi, hiện đại nhưng phải là mô hình hài hòa các yếu tố sinh sống, tự nhiên, xã hội, tài chính.

Theo lối mòn, nhà ở nông thôn được quan niệm là kiểu kiến trúc mở.

Thực tế đã chỉ ra, góc mở tối đa trên mặt tiền chỉ nằm ở khoảng giữa ngôi nhà; các phần còn lại như đầu hồi, trái nhà gần như theo lối đóng kín. Do quan niệm chưa đúng nên trong việc định hướng và xác định bản sắc thiết kế kiến trúc nhà ở nông thôn hiện nay. Cần có thêm các nghiên cứu thiết kế điều chỉnh cho phù hợp với tiêu chuẩn, nhu cầu chất lượng cuộc sống đương đại.

Ngôn ngữ kiến trúc hiện đại cho nhà ở NTM thể hiện thông qua sử dụng các công nghệ vật liệu mới làm tăng tính mở nhưng kế thừa truyền thống như cách tổ chức hệ lam chắn nắng kim loại để mở thoáng cho hướng Tây và Đông Bắc hay giải pháp mở thoáng bằng hệ cửa sổ mái, lắp đặt hệ thống pin mặt trời trong điều kiện khu đất xây dựng có nhiều bất lợi nhất. Nhờ các tiến bộ về công nghệ, chúng ta có các kiểu chắn nắng, khép kín hay đóng không gian theo các nhóm giải pháp mới.


Kiến trúc đô thị đã được cóp nhặt về những vùng nông thông ven đô.

Về mặt vật liệu xây dựng, cần ưu tiên sử dụng các vật liệu truyền thống địa phương, nhưng ứng dụng các giải pháp công nghệ mới để mang lại tính đương đại và công nghiệp sản xuất hàng loạt. Phải làm tăng hàm lượng công nghệ khoa học với các vật liệu địa phương như áp dụng công nghệ sản xuất gạch không nung từ nguồn nguyên liệu đất đá ong hay đất đồi sẵn có tại địa phương hay ứng dụng các công nghệ xây dựng nhanh, công nghệ chế biến, hệ thống các phụ gia để sản xuất hàng loạt trên quy mô công nghiệp với giá thành phù hợp.

Các loại vật liệu hữu cơ như lá, gỗ tre cũng nên áp dụng công nghệ xử lý không chỉ thủ công mà còn là hiện đại để đạt được độ bền chắc cao. Một số các loại vật liệu phải được sản xuất theo các tiêu chuẩn, môđun để người nông dân có thể tự xây theo nhu cầu riêng với các dạng kết cấu phong phú đáp ứng được đa dạng nhu cầu thẩm mỹ.

Kinh nghiệm thành công trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… cũng có thể được coi là những bài học tốt trong việc ứng dụng các loại vật liệu mới cho nhà ở nông thôn. Bên cạnh các vật liệu truyền thống cần sử dụng kết hợp với các loại vật liệu hiện đại như kính, thép một cách hài hòa theo một triết lý tương phản và làm nổi bật lẫn nhau.

Để làm thành công một mô hình nhà ở NTM, trong các giai đoạn tới Nhà nước cần chọn ra các mô hình thí điểm theo các nhóm cải tạo, xây mới, hoặc kết hợp, để người dân nông thôn với thói quen tự học hỏi sẽ có cơ hội tham khảo và làm theo. Đồng thời, ban hành kèm theo các thông tư nghị định, chế tài quản lý và hướng dẫn để các thiết kế đi vào cuộc sống. Đây là quá trình vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không thể chỉ làm một lần.

Thị trường kiến trúc nông thôn thực sự thiếu nguồn lực để huy động sự vào cuộc của kiến trúc sư. Tôi tin rằng, sẽ có rất nhiều các kiến trúc sư tâm huyết dám dấn thân và bỏ qua các lợi ích nhỏ về kinh tế để đóng góp cho sự phát triển nông thôn mới.

KTS. Hoàng Thúc Hào/TCKTVN
Theo  baoxaydung.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập294
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm293
  • Hôm nay54,153
  • Tháng hiện tại884,880
  • Tổng lượt truy cập92,058,609
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây