Học tập đạo đức HCM

Hà Nội chờ dự án nông nghiệp công nghệ cao

Thứ năm - 17/08/2017 10:42
Cả TP. Hà Nội hiện chỉ có 46 mô hình, với khoảng 1.200 ha đất ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Để tạo bước đột phá cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao, rất cần sự vào cuộc của các doanh nghiệp.

Trong bối cảnh diện tích đất canh tác bị thu hẹp, điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt, để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp thì việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu, thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển bền vững. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong Chương trình Xây dựng nông thôn mới của TP. Hà Nội. 

Theo số liệu của Văn phòng điều phối Chương trình Xây dựng nông thôn mới (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội), trên địa bàn Thành phố hiện có 46 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, triển khai tại các huyện Sóc Sơn, Thanh Oai, Thanh Trì, Ba Vì...

.
Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thủ đô vẫn còn chưa... phổ biến

Các mô hình chủ yếu tập trung ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào sản xuất rau, trồng lúa, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu an toàn với nguồn giống sạch bệnh và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao trong quy trình sản xuất, như hệ thống nhà lưới, nhà màng điều tiết ánh sáng, nhiệt độ, tưới nhỏ giọt, không sử dụng thuốc sâu, thuốc kích thích tăng trưởng…

Bà Hoàng Thị Huyền, Phó chánh văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội cho biết, việc ứng dụng công nghệ đã nâng cao giá trị cho sản xuất nông nghiệp của Hà Nội, đồng thời đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao, hay một số chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Nhờ vậy, thu nhập của nhân dân được nâng cao.

Tuy nhiên, chỉ với 46 mô hình, có thể nói là còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu về sử dụng thực phẩm sạch, an toàn của nhân dân. 

Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội thừa nhận, các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thủ đô còn ít và việc ứng dụng công nghệ cao còn nhiều hạn chế, mới chỉ được ứng dụng ở một số công đoạn nhỏ trong chuỗi sản xuất, sơ chế, bảo quản sản phẩm, dẫn đến năng suất, chất lượng và giá trị nông sản chưa cao, thiếu tính cạnh tranh.

Nguyên nhân, theo ông Mỹ, là do vốn đầu tư còn hạn chế. Để đầu tư làm nông nghiệp sạch khá tốn kém, nhiều hệ thống trang thiết bị phải nhập của nước ngoài, trong khi bà con nông dân không có vốn, đi vay ngân hàng không dễ.

Thực trạng này cũng được ông Trần Văn Tần, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) đề cập tại Hội thảo "Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao" mới đây. Ông Tần cho biết, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là một hướng phát triển nông nghiệp mới, vì vậy tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, vốn đầu tư cho dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là rất lớn, trong khi thị trường tiêu thụ thiếu ổn định, nên hiệu quả đầu tư còn hạn chế.

Để có thêm nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ông Chu Phú Mỹ đề xuất, Hà Nội cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia, bởi chỉ doanh nghiệp mới có tiềm lực về vốn, công nghệ, nhân lực và có thế mạnh về nghiên cứu thị trường.

Kiệt Vũ/Baodautu
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập411
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm401
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại198,745
  • Tổng lượt truy cập88,877,079
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây