Học tập đạo đức HCM

Mùa lũ ở ĐBSCL: Kiếm đến 800.000 đồng/ngày nhờ sản vật "trời cho"

Thứ năm - 17/08/2017 10:55
Cá linh, cá đồng, lươn, chuột, rùa, rắn, bông điên điển, bông súng… là những sản vật đặc trưng của vùng lũ ĐBSCL. Năm nay, nhờ mùa lũ đến sớm và mực nước cao hơn các năm trước nên những sản vật “trời phú” đã giúp cư dân vùng lũ tăng thêm thu nhập.

Bội thu cá linh, cua...

Cá linh là loại cá chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong năm vào mùa lũ ở ĐBSCL. Hiện loài cá này đã bắt đầu xuất hiện trên các cánh đồng ở đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu... Cá linh thịt rất ngọt, xương mềm, nhiều người ưa chuộng nên mỗi khi mùa lũ đến, bà con làm nghề đánh bắt thủy sản lại rộn ràng rủ nhau đi đánh bắt cá linh.

 mua lu o dbscl: kiem den 800.000 dong/ngay nho san vat 'troi cho' hinh anh 1

Người dân xã Thường Thới Tiền (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) đánh bắt thuỷ sản mùa lũ mới. Ảnh: H.X

Lũ về, hiện người dân ở xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cũng tận dụng diện tích mặt nước đang lên để trồng bông súng đỏ. Theo thống kê của UBND xã thì có khoảng 60 hộ dân đang thực hiện mô hình này. Bông súng đỏ đang được thị trường tiêu thụ mạnh, thương lái mua tại vườn với giá từ 10.000-13.000 đồng/kg). 

Theo ghi nhận của phóng viên tại xã Thường Thới Tiền (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp), những ngày này bà con nông dân đã bắt đầu hối hả dỡ chà bắt cá linh. Anh Hồ Văn Thiện (ngụ xã Thường Thới Tiền) cho biết: “Từ cuối tháng 6 âm lịch, nơi đây đã có cá linh non xuất hiện. Tình hình năm nay cá về khá hơn mọi năm nên tôi rất phấn khởi”.

Cũng như ông Thiện, bà Nguyễn Thị Lệ Hoa (ngụ cùng xã Thường Thới Tiền), nói: “Năm nay cá linh nhiều hơn mọi năm, mỗi lần mưa xuất hiện, khi dỡ chà, tôi có thể thu được vài chục ký. Cá linh đầu mùa rất ngon, dễ bán nên các thương lái tìm đến tận nhà dân để mua (giá khoảng từ 40.000 – 60.000 đồng/kg) về các chợ bán lại”.

Tại các chợ đầu nguồn ở huyện Hồng Ngự cũng như các địa phương đầu nguồn ở An Giang và giáp với Campuchia, nhiều tiểu thương đã bắt đầu bán cá linh. Theo kinh nghiệm của bà con, cá linh xuất hiện sớm báo hiệu mùa lũ về sớm hơn mọi năm.

Nhiều hộ dân chuyên sống bằng nghề đánh bắt cá linh mùa lũ còn sang tận Campuchia để thuê diện tích mặt nước thu hoạch cá linh. “Cứ đầu mùa lũ là cả gia đình tôi sang Campuchia thuê đất để đặt lú bắt cá linh. Trung bình thì 30 miệng lú của tôi có thể bắt được vài chục ký cá”­ - anh Nguyễn Văn Ba ở xã Khánh An, huyện An Phú, tỉnh An Giang cho biết.

 mua lu o dbscl: kiem den 800.000 dong/ngay nho san vat 'troi cho' hinh anh 2

Cư  dân huyện An Phú, tỉnh An Giang hái bông điên điển mùa lũ. Ảnh: H.X

Ngoài cá linh, đầu mùa lũ, người dân còn đặt lợp để bắt cua. Anh Huỳnh Văn Chính (ngụ ở xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) cho hay, mỗi ngày gia đình có thể bắt được từ 30 -­ 40kg cua (giá bán ra từ 22.000 ­- 25.000 đồng/kg), thu nhập từ 600.000 - ­ 800.000 đồng.

Tại các vựa cua đồng ở xã Thường Thới Tiền, không khí mua bán rất tấp nạp. Một chủ vựa  cho biết, trung bình mỗi ngày, vựa thu mua được từ 5 -­ 6 tấn cua đồng. Hiện do nước đổ về chưa nhiều và lượng nước chạy đồng còn thấp nên hầu hết người làm nghề này phải đi đặt lọp cua ở các cánh đồng giáp Campuchia.

Sản vật trù phú

Không chỉ có cá linh, cua, đặc sản mùa nước nổi ở ĐBSCL còn nhiều loại thủy sản nước ngọt ngon khác như: Cá rô, các trê, cá lóc, cá bống, chạch, ếch, lươn, chuột... Tại khu chợ trên gò đất cao trên kênh Giuộc (xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang) sáng 14.8 phóng viên ghi nhận có bán tất cả các loại thủy sản trên. Theo lời bà con, hàng ngày, chợ mua bán nhộn nhịp từ 7­ - 9 giờ và rất đông người đến mua để bán lại ở các địa phương khác như TP.Cần Thơ, TP.HCM...

Vài năm trở lại đây, ở đầu nguồn sông Cửu Long, người dân còn săn cả các loại rắn để bán cho các cửa hàng, quán nhậu hoặc người dân mua về ăn, đãi khách. Đặc biệt là có cả rắn lục đuôi đỏ - một loại rắn mà các địa phương khác khi nghe thấy đã sợ. Theo người dân ở huyện An Phú (An Giang), rắn lục đuôi đỏ rất dễ bắt vào ban đêm, có thể dùng để nướng trui chấm với muối tiêu chanh hoặc nước mắm cá linh nguyên chất.

 mua lu o dbscl: kiem den 800.000 dong/ngay nho san vat 'troi cho' hinh anh 3

Lũ về, người dân các tỉnh đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu lại hái bông điên điển bán với giá 45.000-50.000 đồng/kg.

Hiện nay, tại nhiều địa phương ở tỉnh An Giang, đã có bông điên điển bán ở các chợ và xe đẩy trên các tuyến quốc lộ. Loại cây này được mọc tự nhiên mé sông, bờ đê, con kênh và cho bông vào mùa lũ. “Khi nước tràn đồng cũng là lúc điên điển cho bông, bông này có thể chế biến thành nhiều món ăn như: Canh chua, lẩu mắm, xào thịt bò, chấm cá kho... Nhiều người dân nơi đây đi thu hoạch điên điển về để ăn trong nhà hoặc bán cũng đủ kiếm sống qua ngày” – ông Dương Văn Tỷ, ngụ xã Phú Hữu, huyện An Phú, chia sẻ.

Ngoài ra, ở một số nơi có điều kiện thích hợp, người dân đã trồng được điên điển như các xã Hòa Lạc, Phú Bình, Phú Thành (huyện Phú Tân), xã Thạnh Mỹ Tây (Châu Phú)... Được biết, chỉ tính tại ấp Hòa Bình 2 (xã Hòa Lạc) đã có hơn 50 hộ trồng điên điển, phần lớn người dân thu hoạch trong đêm (thường là từ 23 giờ hôm trước đến rạng sáng hôm sau) để kịp giao cho thương lái vào sáng sớm.

Anh Nguyễn Văn Dũng ở xã Hòa Lạc cho biết: “Tôi có 2.000m2 đất trồng điên điển. Trồng loại này rất ít vốn, ít công chăm sóc nhưng lại cho năng suất cao, một đêm có thể thu hoạch được khoảng 20kg và thu lợi nhuận từ 12-­13 triệu đồng/mùa bông”. 

Tác giả bài viết: Huỳnh Xây

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập219
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm218
  • Hôm nay22,086
  • Tháng hiện tại215,179
  • Tổng lượt truy cập92,592,843
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây