Trang trại dâu của anh Iwasa nằm ở quê nhà Yamamoto ven biển ở vùng Đông Bắc tỉnh Miyagi, nơi từng bị ảnh hưởng sóng thần tháng 3-2011. Sau thảm họa đó, anh đã nghĩ đến một cơ hội kết hợp kỹ năng công nghệ với bí quyết chuyên môn trồng dâu của nông dân địa phương. Bằng cách thuê lại đất đai xung quanh, Iwasa đã mở rộng trang trại của anh đến 2ha, gấp 10 lần kích thước trung bình của một trang trại trồng dâu ở Nhật Bản. Giờ đây, anh là chủ Công ty GRA Inc, có 20 nhân viên toàn thời gian và 50 nhân viên bán thời gian. Theo Iwasa, trực giác và kinh nghiệm của người nông dân không phải lúc nào cũng mang đến kết quả thu hoạch tốt. Vì thế, điều quan trọng là phải nắm bắt được vững kiến thức về công nghệ và tự động hóa để sử dụng nó tăng năng suất.
Theo Kazunuki Ohizumi, Giáo sư danh dự của Đại học Miyagi, người đã nghiên cứu xu hướng nông nghiệp Nhật Bản trong nhiều thập kỷ qua, những doanh nghiệp nông nghiệp với quy mô lớn như vậy sử dụng công nghệ chính là tương lai của nông nghiệp Nhật Bản. “Những người nông dân quy mô lớn” là những người có thể tái tạo, phục dựng nền nông nghiệp Nhật Bản và sẽ thay đổi đáng kể. Nhật Bản đang có sự thay đổi hướng đến các trang trại có công ty quản lý. Số lượng này đã tăng từ 8.700 trong năm 2005 lên đến 20.800 trong năm ngoái.
Tất nhiên, số lượng thanh niên làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp cũng đang tăng. Giáo sư Ohizumi dự đoán, doanh số từ các trang trại quy mô lớn - trên 50 triệu yên - sẽ tăng được 3/4 vào năm 2030, tức tăng 41% từ năm 2015. Đặc biệt, trong vòng hai năm trở lại đây, hàng loạt công ty danh tiếng trong ngành công nghệ cao và sản xuất máy móc công nghiệp tại Nhật Bản đã đồng loạt tham gia lĩnh vực nông nghiệp như nhà sản xuất đồ điện tử Nhật Bản Fujitsu đã tạo nên bước đột phá trong công nghệ trồng rau siêu sạch, khi cải tạo một nửa nhà máy sản xuất chất bán dẫn ở tỉnh Fukushima thành nhà máy trồng rau...
Nhật Bản là một nước công nghiệp, tuy nhiên Thủ tướng Shinzo Abe trong chính sách phát triển kinh tế đặt ra mục tiêu tăng gấp đôi giá trị xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và gấp đôi thu nhập của nông dân Nhật Bản trong vòng 10 năm cũng như đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao. Những thay đổi như vậy đã góp phần thúc đẩy cải cách nền “nông nghiệp ẩn náu” của Nhật, nơi mà chỉ phát triển ưu thế ở các khu đất nhỏ và những người nông dân có độ tuổi trung bình trên 66 tuổi và sự đóng góp của ngành này cho nền kinh tế đã giảm đến 25% kể từ khi lên đến đỉnh điểm vào năm 1984. Nông dân Nhật Bản tin rằng công nghiệp hóa ồ ạt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu lương thực trên phạm vi toàn cầu và với việc đầu tư vào nông nghiệp ngay lúc này, Nhật Bản có thể chuẩn bị cho những kịch bản xấu trong các thập kỷ sắp tới.
HẠNH CHI/ SGGP
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;