Học tập đạo đức HCM

Một nông dân chế tạo thành công Tuabin “Thủy lực xanh đa năng”

Thứ năm - 17/08/2017 22:25
Dù chỉ là một nông dân chân đất mới học hết lớp 3 nhưng bằng sự đam mê nghiên cứu khoa học, ông Ngô Văn Quýnh, 63 tuổi, ở xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đã tự mày mò chế tạo thành công sản phẩm Tuabin “Thủy lực xanh đa năng”. Sản phẩm này giúp tiết kiệm nước, không cần hồ đập, không gây hại cho môi trường mà vẫn sản xuất ra điện với công suất tương đương lưới điện quốc gia.

Thủy điện nhỏ từ các sông, suối là nguồn năng lượng sạch được tái tạo có nhiều ưu điểm hơn so với các dạng năng lượng khác và đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nguồn điện năng cho các vùng ngoài lưới điện quốc gia. Hiện nay, tại các vùng dân cư có địa hình phức tạp, những nơi không thể đầu tư cấp điện bằng điện lưới quốc gia do giao thông đi lại khó khăn thì các mô hình thủy điện nhỏ đã phần nào giải quyết bài toán năng lượng cho người dân nơi đây. 

 
Ông Ngô Văn Quýnh trình bày sản phẩm của mình tại sân chơi Sáng tạo Việt.

Từ thực tế đó, ông Ngô Văn Quýnh đã sáng tạo thành công hệ thống Tuabin “Thủy lực xanh đa năng” với công suất 1,5MW (1.500KW điện năng). Nhờ thiết kế sử dụng nước ít, không phải xây đập lớn, hồ chứa nên vốn đầu tư của công trình rất nhỏ so với công suất. Theo tính toán của ông Quýnh, để xây dựng một nhà máy thủy điện công suất 1,5MW, nếu sử dụng hệ thống Tuabin thông thường phải bỏ ra ít nhất 35 tỷ đồng, nhưng với Tuabin “Thủy lực xanh đa năng” của ông chỉ mất 2 tỷ đồng.

Ông Quýnh cho biết, hệ thống Tuabin “Thủy lực xanh đa năng” được thiết kế theo dạng đĩa trên cơ sở cải tiến chân vịt của thuyền máy, gồm các bộ phận: vỏ, cánh quạt, lồng chứa nước... Cánh quạt nằm trong lồng chứa nước được thiết kế đặc biệt có khả năng xoay với tốc độ cực lớn khi có áp lực nước đè lên. Tuabin cũng được thiết kế để nhận nguồn nước đổ xuống cánh quạt theo phương thẳng đứng mà không cần phải có đường ống dẫn nước từ trên cao xuống như các Tuabin thủy điện thông thường.

Bên cạnh đó, phần trên trục của Tuabin có 3 vòng bi và được gắn vào bánh xe công tác. Bánh xe này có gắn May-ơ chặn nước, dù cột nước cao hơn 20m không phải dùng mặt gương chặn nước như các Tuabin thủy điện thông thường sử dụng. 

Thêm vào đó, bánh xe này có nhiều cánh nhận nước, khe hở thoát nước nhỏ đỡ hao nước, vòng tua nhanh sinh công mệnh nên công suất lớn, cột nước thấp vẫn phát điện mạnh. Mặt khác, hệ thống Tuabin cũng có khả năng tạo ra khí nén để đổ vào các bình chứa, lượng khí dự trữ này sẽ được dùng để làm xoay cánh quạt trong Tuabin tạo ra dòng điện vào mùa khô.

“Chỉ cần cột nước cao từ 1m-8m ở các con sông, suối thậm chí sóng biển có thể sinh ra điện. Không cần giải phóng mặt bằng nhiều ảnh hưởng đến môi trường sống và đa dạng sinh học, thuận lợi cho việc xây dựng công trình thủy điện bậc thang gắn với thủy lợi. Đặc biệt Tuabin “Thủy lực xanh đa năng” làm giảm vòng quay lực ma sát, đồng thời tự động điều tốc khi đang tải điện đột ngột bị cúp và tự động đóng mở van nước với thời gian 0,5 giây” - ông Quýnh cho biết.

Ông Quýnh giải thích, nguyên lý hoạt động của hệ thống phát điện này là khi dòng nước được dẫn vào Tuabin và tạo áp lực đẩy cánh quạt xoay với tốc độ cực lớn tạo ra điện, khi không có nước thì hệ thống Tuabin được đóng kín hoàn toàn và xả khí nén vào làm xoay cánh quạt, từ đây điện sẽ được tạo ra.

Từng phải di dời nhà cửa để tạo điều kiện xây dựng các nhà máy thủy điện nhỏ và vừa ở địa phương nên ông Quýnh rất trăn trở và quyết tâm dành thời gian nghiên cứu địa lý tự nhiên ở Bình Phước cùng công nghệ thủy điện sẵn có để cải tiến và cho ra đời nhiều sản phẩm Tuabin “Thủy lực xanh đa năng”.

“Cuối năm 2017, tôi sẽ chuyển toàn bộ hệ thống phát điện từ Đắk Nông về Bình Phước để tiếp tục nghiên cứu khoa học và lập nghiệp tại đây, nhằm đầu tư nhà máy phát điện và xây dựng cơ sở sản xuất Tuabin “Thủy lực xanh đa năng”. Tôi nghĩ vị trí ở nhiều nơi của tỉnh Bình Phước rất thuận lợi cho việc phát triển thủy điện xanh như gần suối, có trục đường chính quốc lộ 14 đi qua, còn tỉnh Đắk Nông (nơi ông từng sinh sống) đường sá đi lại rất khó khăn”  - ông Quýnh nói.

Năm 2016, ông Quýnh đã ký hợp đồng với Doanh nghiệp tư nhân Dũng Yến, ở thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên với công suất Tuabin thủy điện xanh 1MW. Đặc biệt, tháng 5-2017, sản phẩm cánh quạt Tuabin thủy lực được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Bằng độc quyền. 

Hiện, ông Quýnh cũng đã nộp toàn bộ giải pháp về Tuabin “Thủy lực xanh đa năng” để Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Bằng độc quyền sáng chế. 

Sản phẩm Tuabin “Thủy lực xanh đa năng” cũng được ông Quýnh gửi đi dự thi Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Phước lần thứ III (năm 2016-2017).

Đức Trí/ CAND
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập110
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại281,169
  • Tổng lượt truy cập92,658,833
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây