Học tập đạo đức HCM

Chuyện cô cử nhân bỏ về làm… 'nông dân'

Thứ năm - 17/08/2017 10:45
Không ít lần muốn bỏ ngang ý tưởng, rồi cũng có khi bị mọi người ngăn cản vì cách làm nông nghiệp “lạ đời” của cô Cử nhân ngành Du lịch - Chủ trang trại giáo dục M.E Farm, nhưng với tình yêu dành cho cây cỏ, cô vẫn tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình.

Lã Hà Anh - Chủ trang trại giáo dục M.E Farm và cũng là Quản lý của hệ thống trường mầm non M.E School, cô từng đi du học Malaysia về Du lịch, kết thúc khóa học, với suy nghĩ muốn quay về Việt Nam lập nghiệp cô đã từ chối mọi lời đề nghị của các công ty lớn tại đây trở về làm một cô “nông dân” chính hiệu.

Nhận bằng cử nhân về… làm “nông dân”

Năm 2012 Hà Anh trở về nước, cô hoàn toàn “choáng ngợp” vì chứng kiến quá nhiều thực phẩm bẩn bán tràn lan cô đã nảy ra ý tưởng làm thực phẩm sạch.

Tuy nhiên, ý tưởng là vậy nhưng khi bắt tay vào cải tạo dần dần trang trại của gia đình cô hoàn toàn bị mất phương hướng. Tình cờ đọc được cuốn sách “Cuộc cách mạng một - cọng - rơm” của tác giả Masanobu Fukuoka đã làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của Hà Anh.

“Con người trước hết cũng là một sinh vật, nếu tách rời khỏi sự tuần hoàn của thiên nhiên thì sẽ không tồn tại. Chình vì ý nghĩ ấy mà mình đã quyết định chuyển toàn bộ trang trại vốn có của gia đình theo hướng làm nông nghiệp thuận tự nhiên”, Hà Anh chia sẻ.

Sau nhiều lần thuyết phục Hà Anh đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ gia đình. 
Sau nhiều lần thuyết phục Hà Anh đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ gia đình. 

Cái khó nhất trong thời điểm bắt đầu của Hà Anh lại là… kiến thức nông nghiệp. Bởi một cô sinh viên vừa ra trường với tấm bằng ngành Du Lịch chẳng “ăn nhập” gì với việc cô đang lựa chọn.

Để thuyết phục được bố mẹ cũng như mọi người trong gia đình, Hà Anh đã phải tự mày mò, tìm mua sách trên mạng, tìm hiểu các kiến thức về nền nông nghiệp nuôi trồng thuận theo tự nhiên.

Theo cô, điều cốt yếu khi chuyển sang hình thức nông nghiệp này là sử dụng những loài thiên địch có sẵn trong tự nhiên, không sử dụng hóa chất nhằm cải tạo môi trường đất và bảo vệ hệ vi sinh vật.

“Chính vì áp dụng theo quy luật của tự nhiên nên những loại cây, rau, củ, quả trong trang trại của gia đình mình đều được trồng xen kẽ để giảm sâu bệnh, hơn thế nữa mình thường xuyên dùng bẫy tự chế và thuốc trừ sâu sinh học tự chế phun cho cây theo định kỳ”, Hà Anh chia sẻ.

Mỗi ngày, trang trại của gia đình cô xuất đi khoảng 3 tấn rau cùng nhiều loại thực phẩm khác.
Mỗi ngày, trang trại của gia đình cô xuất đi khoảng 3 tấn rau cùng nhiều loại thực phẩm khác.

Tuy nhiên, những khó khăn chưa dừng lại ở đó khi mà những lứa rau đầu tiên đã được thu hoạch nhưng thị trường tiêu thụ của mặt hàng lại ở vạch đích.

Bắt tay vào gây dựng thị trường tiêu thụ Hà Anh gặp không ít khó khăn, bởi thương hiệu mới, khó cạnh tranh với thị trường và chưa được nhiều người biết đến. Bắt đầu từ việc đặt tên cho trang trại rau của gia đình, cô đã phải suy nghĩ rất nhiều khi trước mắt có quá nhiều tên gọi về các mô hình trồng rau, cuối cùng cô chọn tên “M.E Farm - Mang tự nhiên trả lại mẹ Trái Đất”.

Tên thương hiệu đã có, nhưng sản phẩm có giá cao hơn so với thị trường bởi hình thức canh tác hoàn toàn khác khiến nhiều người chưa tin tưởng. Cuối cùng cô chọn cách tự mang sản phẩm của mình đem tặng các gia đình, bạn bè trên mạng xã hội.

“Thật sự từ lúc mình trở về nước, nhìn thấy tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan, mình thấy rất sốt ruột với những gia đình có con nhỏ, trong khi đó, rau do gia đình mình trồng hoàn toàn tự nhiên, sạch không hóa chất thì lại ít người biết đến. Chính vì thế mình đã đem rau tặng cho những bạn bè có con nhỏ để mọi người biết đến. Vậy là dần dần, mọi người đã biết đến mình nhiều hơn về M.E Farm.

Tuy nhiên, để mọi người yên tâm hơn mình đã chủ động mời mọi người về thăm trang trại của gia đình để có được cảm nhận tự nhiên nhất về nơi mà mình xây dựng. Và cũng từ đây, mình cho ra đời ý tưởng xây dựng M.E Farm thành một trang trại giáo dục”, Hà Anh kể.

Đất trống luôn được tận dụng để trồng xen kẽ các loại rau nhằm tăng năng suất và cải tạo đất.
Đất trống luôn được tận dụng để trồng xen kẽ các loại rau nhằm tăng năng suất và cải tạo đất.

Sau những quá trình “thử - thất bại” và cả những lần mở rộng trang trại của gia đình, hiện tại diện tích trang trại của gia đình cô đã lên tới 7 ha.

Với hệ thống 6 ao nuôi xen kẽ các loại cá, vịt… Bên cạnh đó là những vườn rau, chuối, ổi, đu đủ, nhãn... Ngoài ra trang trại còn có thêm lợn, gà, vịt, nhím… Tất cả thức ăn của những con vật trên đều được gia đình tự trồng và cho ăn hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng thức ăn công nghiệp.

Hiện nay, mỗi ngày từ trang trại của gia đình Hà Anh xuất đi khoảng hơn 3 tấn rau sạch cũng nhiều loại thịt lợn, cá, gà, vịt…. Trang trại của gia đình cô đã tạo việc làm thường xuyên cho 5-10 lao động với thu nhập 150.000 đồng/người/ngày.

Ươm mầm tình yêu thiên nhiên cho trẻ

Sau một năm “vật lộn” với vườn rau khách hàng của trang trại đã tăng lên, số lượng đơn hàng cũng tăng theo từng ngày, Hà Anh bắt đầu xây dựng trang trại thành trang trại giáo dục. Cô muốn mang đến cho trẻ những trải nghiệm thú vị, đáng nhớ về nghề nông và cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về một nền nông nghiệp sạch, hiện đại, thuận theo tự nhiên.

Bởi theo cô, hầu hết các em còn thiếu hụt hiểu biết về nông nghiệp. Nhiều em ở thành phố khi về nông thôn còn chưa phân biệt được đâu là ngan, đâu là vịt...

Trang trại đã đón không ít những bạn nhỏ về đây khám phá thiên nhiên.
Trang trại đã đón không ít những bạn nhỏ về đây khám phá thiên nhiên.

“Điều đó đã thôi thúc mình mở ra Trang trại giáo dục hướng nghiệp nông nghiệp sạch, xanh và hiện đại, để các em được “làm người nông dân”; làm quen với thế giới tự nhiên thay vì ngồi trong phòng máy lạnh; hoặc biết cách làm sao để câu được cá….”, Hà Anh cho hay.

Cô cũng cho biết thêm, từ khi phát triển mô hình trang trại giáo dục đã có rất nhiều đợt các em học sinh, giáo viên và cả phụ huynh đến thăm quan trang trại của gia đình.

Các em được
Các em được "tận mắt" nhìn thấy những con vật mà trước đây chỉ thấy qua sách vở.

Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, có lẽ tình yêu dành cho thiên nhiên, cây cỏ và cả các em nhỏ ở cô quá lớn nên cô đã quyết tâm xây dựng một hệ thống giáo dục mới cho các em, cũng từ đây M.E School ra đời.

M.E Farm không chỉ là nơi Hà Anh bắt đầu ước mơ thay đổi chính mình mà cô đã chứng minh cho mọi người thấy được giá trị cốt lõi trong việc phát triển nông nghiệp bền vững nên thuận theo tự nhiên. Hy vọng cô sẽ tiếp tục giữ vững tình yêu của mình truyền lại cho thế hệ các em nhỏ cho mãi tới ngày sau.

Ngọc Nga/Phapluatplus

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập332
  • Hôm nay58,169
  • Tháng hiện tại888,896
  • Tổng lượt truy cập92,062,625
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây