Học tập đạo đức HCM

Hạn hán đe dọa chăn nuôi châu Âu

Thứ ba - 28/08/2018 04:15
Đợt hạn hán hiếm thấy trong lịch sử tại miền Bắc châu Âu đang đe dọa tới ngành chăn nuôi gia súc.

Tại Thụy Điển, cháy rừng kéo dài trên diện rộng kèm theo nhiệt độ cao khiến thu hoạch ngũ cốc dự báo sẽ giảm khoảng 30%. Ủy ban Nông nghiệp Thụy Điển cho biết phần lớn nông dân tại nước này đã phải sử dụng tới nguồn dự trữ thức ăn chăn nuôi gia súc cho mùa đông để qua đợt hạn hán này.

Tương tự, theo thông tin từ giới chức Đức, có khoảng 4% nông trại của nước này đang trong diện nguy cơ cao. Tại khu vực Hạ Saxony, còn được gọi là "vựa cỏ khô" của Đức, thu hoạch cỏ khô dự kiến sẽ giảm hơn 40% so với các năm khác. Tại Hà Lan, Hiệp hội Nông nghiệp nước này ước tính thiếu hụt nguồn lương thực cho gia súc sẽ vào khoảng 40 - 60%.

Ủy ban Phát triển nông nghiệp Anh (ADHB) cũng thông báo khu vực nông thôn nước Anh đang trải qua đợt hạn hán chưa từng có trong suốt 80 năm qua. Tình trạng thiếu cỏ khô đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản lượng sữa. Trong khi đó, nông dân nước Pháp từ tháng 7 và tháng 8 đang phải đau đầu với đợt nắng nóng cao điểm. Nhiều khu vực đã thông báo sẽ không có vụ thu hoạch cỏ khô thứ 2 trong năm nay. Để ứng phó với tình trạng thiếu thức ăn gia súc, nông dân tại nhiều nơi đã phải trộn rơm với cỏ khô trong khi giới chức Pháp cảnh báo tình trạng tăng giá sản phẩm dùng làm thức ăn chăn nuôi. Các nông trại sản xuất bơ sữa bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi chi phí sản xuất ngày càng tăng cao.

Theo Hiệp hội sữa châu Âu, tổ chức quy tụ hơn 100.000 chủ nông trại SX bơ sữa, hiện nông dân chỉ có thể bán tối đa 30 - 33 cent/lít sữa, trong khi chi phí sản xuất là 40 - 45 cent/lít. Trước tình hình trên, nhiều nông dân châu Âu đã buộc phải lựa chọn đưa gia súc đi mổ thịt sớm hơn thông lệ. Tại Anh, số gia súc bị đưa tới lò mổ tăng 18% trong tháng 7, phần lớn trong đó là bò sữa. Tại Đức, con số gia tăng này là 10% tính trong 2 tuần đầu tháng 7, buộc chính phủ phải mở gói hỗ trợ khẩn cấp cho nông dân. Chính phủ Thụy Điển cũng đã cam kết một gói hỗ trợ trị giá 1,2 tỷ kronor (khoảng 135 triệu USD) cho nông dân. Ủy ban châu Âu cũng đã cam kết một số chương trình hỗ trợ nông dân như đẩy nhanh giải ngân tài chính và cho phép thu hoạch cỏ khô từ các khu đất hoang.

CÔNG HOÀNG (nongnghiep.vn)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập152
  • Thành viên online1
  • Khách viếng thăm151
  • Hôm nay46,643
  • Tháng hiện tại1,012,676
  • Tổng lượt truy cập92,186,405
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây