Học tập đạo đức HCM

Kiểm soát an toàn thực phẩm từ gốc

Thứ ba - 28/08/2018 00:16
Hiện nay, do tập quán sản xuất, người dân vẫn sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng, kháng sinh... trong trồng trọt, chăn nuôi. Để nâng cao công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, Hà Nội đã và đang đẩy mạnh việc kiểm soát chất lượng sản phẩm từ gốc; tuyên truyền, vận động người dân sản xuất theo hướng an toàn, sử dụng thuốc thảo mộc, sinh học, nhằm bảo đảm chất lượng nông sản.

Tập quán cũ không phù hợp

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, thành phố đã hình thành, duy trì và phát triển các vùng sản xuất với hơn 5.000ha rau an toàn được quản lý; 76 xã chăn nuôi trọng điểm với 3.941 trang trại ngoài khu dân cư; 25 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung với diện tích 1.690ha; hơn 1.000 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm (trong đó, có 6 cơ sở giết mổ công nghiệp, 17 cơ sở giết mổ bán công nghiệp, số cơ sở giết mổ được kiểm soát là 116 cơ sở); 123 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoạt động hiệu quả. 

Một số mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: Trồng măng tây ở huyện Phú Xuyên; trồng rau thủy canh ở Yên Mỹ (huyện Thanh Trì); trồng nấm của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao với công suất 1,5-3 tấn/ngày...

 

 

Một mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Thạch Thất.

Tuy nhiên, do sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, nông dân vẫn áp dụng tập quán sản xuất cũ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không hợp lý như: Phun quá liều lượng, nhiều lần và không bảo đảm thời gian cách ly... dẫn tới khi các ngành chức năng kiểm tra vẫn phát hiện vi phạm. 

Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội Trần Mạnh Giang cho biết, từ đầu năm 2018 đến nay, Chi cục đã tiến hành kiểm tra giám sát và lấy 312 mẫu nông, lâm, thủy sản, gồm: 36 mẫu thịt lợn, 30 mẫu thịt gà, 44 mẫu thủy sản, 87 mẫu rau, 48 mẫu quả, 12 mẫu chè, 28 mẫu gạo, 27 mẫu thực phẩm chế biến; trong đó, 265 mẫu đã có kết quả, phát hiện 17 mẫu vi phạm (chiếm 6,42% và giảm 2,18% so với cùng kỳ năm 2017).

Điểm bất cập nhất trong đánh giá chất lượng nông sản của Việt Nam là mới chỉ xem xét sản phẩm cuối cùng, trong khi đó, cần giám sát ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất để truy xuất sự cố mất an toàn thực phẩm. 

Theo bà Vũ Thị Hậu, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nhất Nam (chuỗi siêu thị Fivimart), mặc dù đã có quy định rõ ràng với hàng hóa đưa vào hệ thống siêu thị, nhưng vẫn còn không ít doanh nghiệp, hợp tác xã chưa đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, chất lượng hàng hóa. Đây là một trong những nguyên nhân khiến việc đưa nông sản vào hệ thống bán lẻ hiện đại không dễ dàng. 

Hiện, việc quản lý chất lượng nông sản ngoài đồng ruộng đang là vấn đề khó khăn với doanh nghiệp vì ngoài tầm kiểm soát. Thực tế, doanh nghiệp đã ký kết với một số hộ dân, hợp tác xã cung cấp mặt hàng nông sản, nhưng có thời điểm, nông dân không đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, khi kiểm tra mẫu vẫn phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, khiến hợp đồng cung cấp cho đối tác của công ty bị đình trệ…

Khuyến khích sản xuất theo hướng an toàn

Trước những khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng nông sản bán trên thị trường, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho rằng, các địa phương phát triển sản xuất nông nghiệp cần theo quy hoạch, ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp an toàn; mô hình liên kết sản xuất gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo Nghị quyết số 03/2015/ NQ-HĐND ngày 8-7-2015 của HĐND TP Hà Nội về một số chính sách thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao TP Hà Nội giai đoạn 2016-2020. 

Qua đó, hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ nông dân chủ động xây dựng quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn đã được các bộ, ngành xây dựng và ban hành, có cơ chế giám sát, kiểm soát toàn bộ các khâu trong chuỗi giá trị hàng nông sản.

Để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, kiểm soát được các mặt hàng theo đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, các địa phương cần tổ chức lại sản xuất và chuyển giao công nghệ. Trong đó, tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản, hạn chế tiêu thụ sản phẩm thô để nâng cao giá trị; hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp theo chuỗi... 

Đối với khoa học và công nghệ, các bộ, ngành nghiên cứu, xác định chọn tạo bộ giống cây trồng, vật nuôi không chỉ cho năng suất cao mà cần có chất lượng vượt trội, phù hợp với từng hệ sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và quan trọng nhất là phù hợp với nhu cầu thị trường... 

Hiện nay, TP Hà Nội đang có những chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ trong nông nghiệp; tham gia liên kết sản xuất quy mô lớn, hình thành vùng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm đầu ra, ứng dụng công nghệ cao... Qua đó, hạn chế sản xuất nhỏ lẻ, kiểm soát được việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi và trồng trọt, cung cấp cho thị trường những mặt hàng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tác giả bài viết: Quỳnh Dung

Nguồn tin: Báo Hà Nội Mới

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập231
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm230
  • Hôm nay46,643
  • Tháng hiện tại1,011,303
  • Tổng lượt truy cập92,185,032
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây