Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn tại Khu kinh tế Nghi Sơn

Thứ năm - 07/06/2018 04:41
Để kiểm soát được nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm cung cấp cho các bữa ăn trong Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa), năm 2016 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai Đề án xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm an toàn phục vụ Khu kinh tế Nghi Sơn.

Chuỗi cửa hàng sạch của Công ty Thiên Trường 36, chuyên cung cấp thực phẩm sạch cho khu Kinh tế Nghi Sơn.

Sau hơn 1 năm triển khai, đề án bước đầu đã xây dựng và hình thành hệ thống các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, vùng sản xuất, các chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn được xác nhận. Sản phẩm của chuỗi cung ứng đã đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm an toàn cho các bếp ăn tập thể, các cơ sở dịch vụ ăn uống, nhu cầu sử dụng thực phẩm hằng ngày của người lao động tại Khu kinh tế Nghi Sơn và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

Khu kinh tế Nghi Sơn - Tĩnh Gia là Khu kinh tế trọng điểm, tạo ra động lực phát triển kinh tế cho cả nước nói chung và Thanh Hóa nói riêng với đa ngành, đa lĩnh vực mà trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp lọc hoá dầu. Hiện nay, Khu Kinh tế Nghi Sơn đang thu hút khoảng gần 40.000 công nhân, chuyên gia trong và ngoài nước đến làm việc. Trong khu kinh tế này có khoảng gần 100 bếp ăn tập thể, với số lượng từ 200 - 1.000 suất ăn/bếp. 


Trang trại cung cấp thịt bò sạch cho khu KT Nghi Sơn của Cty TNHH Anh Minh Giang.

Để đảm bảo truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm cung cấp cho khu kinh tế, góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bữa ăn tại Khu kinh tế Nghi Sơn nói chung và đáp ứng nhu cầu khắt khe của các chuyên gia nước ngoài về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo Chi cục quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản tiến hành khảo sát, đánh giá và đã lựa chọn được 15 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đủ điều kiện để tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho Khu kinh tế Nghi Sơn.

Theo đó có 5 cơ sở được lựa chọn tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng các sản phẩm rau, quả với năng lực cung ứng khoảng 500 tấn sản phẩm/năm. Cụ thể như: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hợp (huyện Thiệu Hóa); Công ty cổ phần thực phẩm xanh HC; Công ty TNHH thực phẩm an toàn Hạnh Vĩ; Công ty cổ phẩn thực phẩm Phú Gia-ITC; Công ty cổ phần vifosa (thành phố Thanh Hóa). Có 5 cơ sở tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng các sản phẩm thủy sản (các sản phẩm thủy sản tươi sống, đông lạnh, nước mắm), với năng lực cung ứng gần 900 lít nước mắm/năm và khoảng hơn 10 tấn thủy sản/năm. Các doanh nghiệp tham gia như: Công ty cổ phần nước mắm Thiên Hương (thành phố Thanh Hóa); Công ty cổ phần nước mắm Tĩnh Gia; Công ty cổ phần chế biến thủy sản Thanh Hóa... Chuỗi cung ứng các sản phẩm thịt, trứng gia cầm với 5 cơ sở tham gia chuỗi, đã cung ứng được khoảng 60.000 tấn thịt gia súc, gia cầm và khoảng 4.000.000 quả trứng gia cầm/năm cung cấp cho các bữa ăn tại khu kinh tế Nghi Sơn.


Thức ăn cho bò chủ yếu là thân cây ngô, mía.

Ông Lê Văn Giang, Phó Giám đốc Công ty TNHH Anh Minh Giang, cơ sở cung cấp thịt bò sạch cho Khu kinh tế Nghi Sơn cho biết: Trang trại chăn nuôi bò thịt của công ty rộng gần 6 ha, với hệ thống chuồng trại được đầu tư hiện đại, tuân thủ theo một quy trình chăm sóc khép kín, đảm bảo những tiêu chuẩn khắt khe nhất về vệ sinh an toàn thực phẩm. Xác định yếu tố quyết định chất lượng của thịt bò chính là nguồn thức ăn hàng ngày. Do đó, ngoài thức ăn tinh nhập khẩu, để có nguồn thức ăn thô xanh an toàn cho bò, công ty đã đầu tư vùng nguyên liệu ngô hơn 2.000 ha tại các huyện miền núi, phối hợp với Viện ngô Trung ương tập huấn cho nông dân tuân thủ quy trình sản xuất ngô làm thức ăn cho bò không sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật. Với quy trình từ chăn nuôi đến giết mổ được giám sát chặt chẽ, công ty đã cung cấp sản phẩm thịt bò đảm bảo an toàn không chỉ cung ứng cho các bữa ăn trong Khu kinh tế Nghi Sơn mà còn cung ứng tại các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh lân cận…

Để các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn hoạt động hiệu quả, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản tỉnh đã cử cán bộ trực tiếp xuống hướng dẫn các đơn vị thực hiện nâng cấp điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và khắc phục các tồn tại trong sản xuất, kinh doanh. Các đơn vị tổ chức tập huấn, xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm nhằm nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh; tư vấn, hỗ trợ các đơn vị xây dựng, triển khai, áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến trong hoạt động. Các đơn vị hướng dẫn các doanh nghiệp sử dụng biểu mẫu ghi chép, lưu trữ hồ sơ; thuê tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của từng đơn vị; hỗ trợ kiểm soát, giám sát chất lượng sản phẩm và dán tam sản phẩm đã  được kiểm soát theo chuỗi…


Bò được nuôi theo quy trình nghiêm ngặt đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ông Mai Nhữ Thắng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa cho biết: Hiện nay, trên thị trường vẫn còn nhiều đơn vị đang cung ứng lương thực, thực phẩm giá rẻ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ cho các bếp ăn tập thể của các doanh nghiệp và người lao động trong Khu kinh tế Nghi Sơn. Bên cạnh đó, các đơn vị tham gia chuỗi cung ứng còn gặp khó khăn khi tiếp cận với cơ sở tiêu thụ và các bếp ăn tập thể nên chưa mạnh dạn đầu tư xây dựng các cửa hàng siêu thị trong Khu kinh tế Nghi Sơn, dẫn đến thị trường đầu ra cho các sản phẩm an toàn của chuỗi cung ứng còn bấp bênh, không ổn định, khó cạnh tranh về giá so với các sản phẩm chưa được kiểm soát.

Bò được nuôi theo quy trình nghiêm ngặt đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tiếp tục chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản tăng cường thanh kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cơ sở tham gia chuỗi cung ứng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định. Các đơn vị liên quan tổ chức hội nghị kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn và các đơn vị tham gia các chuỗi cung ứng lương thực thực phẩm phục vụ Khu kinh tế Nghi Sơn…

Sở cũng yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản chấp hành tốt các quy định về an toàn thực phẩm; chịu trách nhiệm về chất lượng thực phẩm đối với sản phẩm do đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Tác giả bài viết: Khiếu Tư

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập399
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại856,409
  • Tổng lượt truy cập92,030,138
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây